Khói nhang có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Thắp hương (nhang) là một hoạt động không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Việt.

Nhóm nghiên cứu, đứng đầu là Tiến sỹ Rong Zhou, Trường Đại học Công nghệ Nam Trung Quốc đã kiểm tra tác động của khói nhang trên tế bào và so sánh với khói thuốc lá.

Hai loại nhang được thử nghiệm, cả hai đều chứa trầm hương và đàn hương, là những thành phần thông dụng nhất để sản xuất loại sản phẩm này. So sánh tác động của khói nhang với khói thuốc lá trên tế bào buồng trứng của chuột lang Trung Quốc và trên vi khuẩn Salmonella cho thấy khói nhang có những đặc tính hóa học có thể làm thay đổi chất liệu di truyền, như ADN trong tế bào, và do đó gây đột biến.

Ngoài ra, khói nhang còn liên quan đến sự phát triển của ung thư. Tuy nhiên, đây là một nghiên cứu nhỏ và mới được tiến hành trên động vật nên chưa thể rút ra kết luận chắc chắn.

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu cho thấy, có lẽ những người bị bệnh phổi và các bậc phụ huynh có con nhỏ nên tránh đốt hương quá nhiều.

Khói nhang có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi

Lượng khói quá nhiều từ việc thắp hương sẽ gây hại cho cơ thể, đặc biệt là hệ hô hấp (Ảnh minh họa: Internet)

Đốt hương (nhang) trong đời sống tâm linh người Việt

Từ lâu nén nhang đã đi vào đời sống tâm linh của người Việt, không thể thiếu trong mỗi gia đình, đặc biệt trong những ngày lễ Tết, ngày rằm, hay cúng, giỗ. Thông qua khói nhang người thắp muốn gửi gắm những tâm tư, cầu nguyện với đấng thần linh, và những người thân đã khuất. Cùng với những phong tục truyền thống khác, nén hương đã góp phần tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

Những mối nguy hại từ khói nhang

Chân hương được làm từ tăm sử dụng cật tre ngâm trong hóa chất và nhuộm màu rồi mới cuốn bột mùn. Bột mùn được tạo thành từ mùn gỗ xay nhỏ được tẩm hương thơm hóa chất, thường là mùi trầm. Trầm hương nhân tạo rất độc cho sức khỏe con người. Khi đốt hoặc thắp hương, các hạt hóa chất được giải phóng dưới dạng khói, hít vào cơ thể có thể gây mắc kẹt trong phổi và gây ra phản ứng viêm.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng khói hương có chứa các khí độc như carbon monoxide (CO), carbon dioxide (CO2), sunfua dioxide (SO2) và nitơ dioxide (NO2). Hít phải khí CO ở nồng độ thấp có thể gây đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, ở nồng độ cao thậm chí có thể gây tử vong. Ngoài ra, tiếp xúc với SO2 và NO2 khi đốt nhang có thể làm giảm khả năng lao động, ảnh hưởng tim mạch, chức năng phổi, gây hại đường hô hấp.

Mùi thơm được tạo thành bởi những vòng benzen, vòng thơm này khi phát tán có khả năng bẻ gẫy cấu trúc tế bào, là nguyên nhân gây ung thư phổi.

Khói nhang có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi

Thắp hương là một nét đẹp trong đời sống tâm linh người Việt (Ảnh minh họa: Internet)

Thắp hương và đốt vàng mã dịp lễ Vu Lan

Tại những quốc gia theo truyền thống Phật giáo, mỗi dịp rằm tháng 7 Âm lịch hàng năm đều tổ chức lễ Vu Lan với tâm nguyện nhắc nhở các thế hệ con cháu nhớ tới công ơn dưỡng dục sinh thành của cha mẹ, ông bà, tổ tiên.

Vào ngày lễ Vu Lan, mọi người cùng nhau đến chùa để thắp nhang, cầu nguyện để đức Phật xá tội cho các linh hồn.

Ngay từ những ngày đầu tháng 7 âm lịch, nhiều người đã chuẩn bị đi mua vàng mã, hương nhang. Việc đốt thắp nhang, đốt vàng mã trong dịp lễ này tăng cao đột biến. Tuy nhiên, khói bụi khiến không khí bị ô nhiễm nặng nề, đặc biệt ở các thành phố lớn. Mới đây, thành phố Tứ Xuyên, Trung Quốc đã bị ô nhiễm nặng do người dân đốt vàng mã quá nhiều trong dịp lễ Xá tội vong nhân, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người dân.

Đốt nhang phải an toàn cho sức khỏe

Ngoài những tác động xấu đến sức khỏe, vấn đề phòng, chống hỏa hoạn do lửa nhang cũng cần hết sức lưu tâm. Không nên thắp nhang khi chuẩn bị đi ra ngoài nhà mà không có ai trông coi, đặc biệt tại các khu dân cư đông đúc, nhà trọ,…

Nơi thờ cúng nên để ở chỗ thoáng. Nếu trong nhà có thắp nhang thì cần mở hết cửa ra cho thông thoáng, để khói hương có điều kiện phát tán nhanh, không tích tụ trong nhà. Không nên thắp quá nhiều nhang, tốt nhất nên thắp từ 1- 3 nén.

Tránh ngửi mùi nhang liên tục, trong thời gian dài vì dễ gây bệnh.

Người già, trẻ nhỏ, đặc biệt là những người có bệnh về hô hấp, hen suyễn cần tránh những nơi có khói hương.

Bên cạnh đó, cần lưu ý không nên cắm chân hương vào đồ ăn để cúng vì chân hương được tẩm hóa chất sẽ truyền vào thức ăn, gây ngộ độc.

Mai Hồ

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!