Đường huyết là nguồn năng lượng quan trọng của cơ thể. Đường huyết quá ít sẽ không thể đáp ứng đủ cho cơ thể, từ đó gây ra đường huyết thấp. Đường huyết quá cao sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và huyết quản tim não, dễ gây ra béo phì.
Tuy nhiên trong cuộc sống thường ngày, chúng ta thường bỏ qua các hiểu nhầm về kiểm soát đường huyết, thường không thể kiểm soát nổi đường huyết và gây ra nhiều tổn thương cho cơ thể.
Không ăn ngọt sẽ không tăng đường huyết
Mặc dù đường có vị ngọt sẽ tăng đường huyết, nhưng điều này không có nghĩa là không có đồ ăn ngọt sẽ không tăng đường huyết. Ví dụ điển hình là tinh bột.
Tinh bột không có vị ngọt nhưng sau khi tiêu hóa cũng sẽ biến thành đường glucose, từ đó nâng cao đường huyết. Vì vậy, những thực phẩm ngũ cốc không ngọt như ngô, bánh mỳ, lương thực thô, khoang lang vv đều nâng cao đường huyết.
Những dấu hiệu hạ đường huyết
Ăn thực phẩm không đường
Rất nhiều loại được gọi là thực phẩm không đường, mặc dù không hàm chứa đường mía nhân tạo nhưng có hàm lượng chất bột lớn, thậm chí còn có si-rô tinh bột, si rô glucose, đường maltoza vv...Vì vậy đối với phực phẩm không đường người bị đường huyết nên hạn chế ăn là tốt nhất.
Các loại lương thực thô đều có lợi kiểm soát đường huyết sau ăn
Không phải mọi loại lương thực thô đều có lợi cho khống chế đường huyết sau ăn. Vì vậy, khi lợi dụng lương thực thô kiểm soáng lượng đường sau bữa ăn cần chú ý lựa chọn lương thực có độ tăng đường huyết cao nhưng tốc độ chậm.
Có thể dùng protein thay thế lương thực
Một số người bị bệnh đường huyết vì mục đích kiểm soát đường huyết nên không ăn nhiều lương thực, có thể dùng lượng lớn protein ví dụ như trứng, thịt, cá để thay thế lương thực.
Điều này rất không đúng. Đối với những người cần khống chế đường huyết nên ăn thực phẩm động vật như trứng, thịt, cá với lượng thích hợp đồng thời khuyến khích sử dụng những thực phẩm chế biến từ đậu để thay thế một phần trứng, thịt, cá.
Hướng dẫn cách tự đo đường huyết tại nhà. (Việt hóa bởi Songkhoe.vn).
Bị bệnh tiểu đường kỵ ăn cháo
Đối với người bị bệnh tiểu đường, cháo trắng làm tăng cao đường huyết rõ rệt, không khuyến khích ăn. Tuy nhiên các loại cháo nấu từ yến mạch ngũ cốc và cháo đậu lương thực thô đều có thể ăn, những món cháo này có phản ứng đường huyết thấp.
Không thể ăn hoa quả
Thực tế không phải như vậy. Những người cần khống chế đường huyết có thể ăn một ít hoa quả nhưng cần chú ý lựa chọn loại hoa quả. Nên ưu tiên lựa chọn những loại hoa quả có chỉ số tăng đường thấp, ít vị ngọt như táo, đào, kiwi, bưởi, cam, dâu, sim vv...
Đối với những loại hoa quả có lượng đường cao như vải, nhãn vv... mỗi lần chỉ nên ăn 3-4 quả giữa hai bữa ăn đồng thời cần giảm lượng lương thực tương ứng.
Lương thực thêm dầu có thể khống chế đường huyết sau bữa ăn
Cách làm này rất không đúng. Mặc dù bản thân dầu mỡ không nâng cao đường huyết nhưng do hiệu quả làm chậm tăng đường huyết của dầu mỡ vốn không rõ rệt, đồng thời quá nhiều dầu mỡ sẽ giảm thấp độ nhạy cảm của insulin, làm cho khả năng kiểm soát đường huyết sau này thấp kém. Điều tệ hại hơn là thêm lượng dầu mỡ sẽ làm cho năng lượng vượt ngưỡng, không có lợi cho kiểm soát đường huyết.
Người bị tiểu đường không thể uống sữa
Một số người cho rằng, trong sữa hàm chứa lactose, sữa chua chứa nhiểu lượng lactose và đường mía, vì vậy người bị tiểu đường không nên uống.
Trên thực tế mặc dù trong sữa có lactose nhưng phản ứng đường huyết của nó vẫn thấp hơn rất nhiều so với bánh bao. Mặt khác khi ăn sáng uống sữa sẽ trợ giúp trì hoãn chậm tốc độ tăng đường huyết.
Đối với sữa chua, axit lactic có thể trì hoãn tăng đường huyết sau bữa ăn, vì vậy cho dù ăn sữa chua có đường, tốc độ tăng đường huyết cũng chậm hơn cả bánh bao, sữa chua không đường càng không có điều gì phải suy nghĩ.
>> Xem thêm: Nguyên tắc trong dinh dưỡng với người tiếu đường
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!