600 chai rượu Vodka Hà Nội giả được Lê Minh Hòa (Lâm Đồng) sản xuất mỗi tháng. Chúng được đem đi tiêu thụ tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Trước đây, công an Hà Nội từng thu giữ hơn 2500 chai vodka giả đang trên đường vận chuyển.
Một số đặc điểm nhận biết rượu giả
- Mức độ rượu trong chai: Rượu giả được làm thủ công, mức rượu ở trong chai thường không đồng đều nhau. Rượu thật được sản xuất công nghiệp, đóng chai tự đông nên mức rượu trong chai đều nhau. Khi úp chai rượu ngược lại, rượu thật thường lưu lại một giọt ở đáy chai, trong khi đó rượu giả thường khó giữ lâu.
- Kiểm tra nhãn mác, tem chống giả: Giấy của rượu thật bám chắc vào chai rượu, khó bóc khỏi hoàn toàn, dính lại một phần trên thành chai. Với rượu giả, dễ bóc giấy ra hoặc dễ mủn ướt khi dính nước. khi soi ánh đèn huỳnh quang, không thấy nổi lên thương hiệu in chìm ở trên tem. Ngày sản xuất in trên nắp chai của rượu thật thường rõ nét. Trong khi đó, rượu nhái in dòng sản xuất mờ và nhoè. Người sành rượu có thể phân biệt qua cách mở nắp chai. Rãnh nắp của chai thật thường có 8, đứt tiếng rõ nét, mở nắp sẽ nghe thấy tiếng rắc đều theo vòng tay. Rượu giả thường khó nhìn và khó mở nắp hơn, nhưng cũng có khi chỉ xoáy nhẹ đã bật nắp.
Nắp chai là đặc điểm dễ phân biệt rượu giả rượu thật
- Quan sát đáy chai: Một số loại rượu khi làm giả, thường khoan một lỗ rất nhỏ dưới đáy chai để bơm rượu giả vào. Khi mua, bạn nên quan sát kĩ dưới đáy chai, nếu có dấu vết lạ thì không nên mua.
- Kiểm tra nồng độ cồn: Bạn đổ ít rượu vào lòng bàn tay, xoa đều tay rồi đưa lên mũi ngửi. Nếu có mùi sốc của cồn thì đó là rượu pha chế. Rượu giả thường có vị đắng, khi uống cảm giác gắt miệng, đau đầu. Rượu giả thường có mùi cồn hoặc mùi sơn móng tay rõ rệt, nhất là những sản phẩm dùng lượng cồn lớn. Trong khi đó, rượu thật có mùi thơm đặc trưng. Màu nước của rượu giả thường ít sóng sánh, lắc mạnh sẽ thấy những hạt li ti rơi xuống đáy chai. Dùng một đoạn giấy ăn vào chén rượu vodka, sau đó đốt giấy lên. Rượu giả thường pha cồn nên dễ bốc cháy, hiện mùi rõ rệt.
- Giá thành: Rượu giả thường có giá bán thấp hơn rượu thật. Tuy nhiên, một số địa điểm kinh doanh có thể tăng giá để thêm lợi nhuận. Do đó, bạn cần kiểm tra kĩ càng các đặc điểm khác.
Cách tốt nhất để tránh mua phải rượu giả, bạn nên mua ở những cửa hàng uy tín, có thương hiệu, tránh sử dụng rượu tùy ý tại các hàng quán không đảm bảo chất lượng, an toàn.
Tác hại của rượu giả
Rượu thật hay giả đều mang đến những tác hại xấu cho người dùng, nhất là khi uống quá nhiều. Theo thông tin của Viện Chiến lược chính sách y tế, 4,4% dân số nước ta phải mang bệnh tật do sử dụng rượu. Trong đó, người uống phải rượu giả phải gánh chịu hậu quả nhanh và nghiêm trọng hơn do cồn là chất độc hại, không được dùng trong ăn uống.
Nạn nhân có thể bị ngộ độc ngay lập tức, nhất là người thể trạng yếu. Những cơn chóng mặt, nôn nao ập đến. Lúc này, nhiều người thường nghĩ đó là do say nhưng sự thật là bạn bị ngộ độc. Ở mức độc nặng, nạn nhân có thể bị mùa loà, viêm tuỵ, thậm chí tử vong. Tại Việt Nam, 2 nạn nhân ở Quảng Ninh đã tử vong do dùng rượu giả và nhiều vụ ngộ độc rượu diễn ra hàng năm.
Thường xuyên tiêu thụ rượu giả khiến nội tạng trong cơ thể bị tàn phá, tạo cơ hội cho các mầm bệnh phát triển gây các bệnh viêm gan, suy thận.
Nên hạn chế uống nhiều rượu và uống rượu ngoài quán
Dù là rượu giả hay rượu thật bạn cũng không nên uống quá nhiều. Không được uống quá 3 chén nhỏ hoặc liên tục mỗi ngày. Tìm những địa điểm nhậu uy tín, yêu cầu đổi rượu khi phát hiện sản phẩm có mùi lạ, mùi cồn nặng. Khi uống cần ăn đầy đủ để đảm bảo sức khoẻ cũng như bảo vệ dạ dày. Nếu phát hiện các biểu hiện lạ của cơ thể cần dừng uống, nhanh chóng đi cấp cứu khi tình trạng tiến triển xấu.
>> Xem thêm: Cồn + nước lã = rượu Vodka 'xịn'?!
Thanh Nguyên
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!