Không tiêm vắc xin 5 trong 1 có sao không?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Vắc xin 5 trong 1 là loại vắc xin mới trong giới y học hiện nay chuyên dành cho trẻ nhỏ. Không tiêm vắc xin 5 trong 1 có sao không? Những điều cần lưu ý khi tiêm vắc xin này là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết những thông tin xoay quanh loại vắc xin này trong bài viết được Lily & WeCare chia sẻ dưới đây.

Vắc xin 5 trong 1 là loại vắc xin mới trong giới y học hiện nay chuyên dành cho trẻ nhỏ. Không tiêm vắc xin 5 trong 1 có sao không? Những điều cần lưu ý khi tiêm vắc xin này là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết những thông tin xoay quanh loại vắc xin này trong bài viết được Lily & WeCare chia sẻ dưới đây.

Những điều cần biết về vắc xin 5 trong 1

Vắc xin 5 trong 1 có tác dụng gì?

Đây là một trong những loại vắc xin đang rất hot trên thị trường hiện nay nhờ phòng được 5 loại bệnh khác nhau chỉ với 1 mũi tiêm duy nhất. Cụ thể loại vắc xin này có tác dụng phòng các loại bệnh: ho gà, bại liệt, uốn ván, bạch hầu và vi khuẩn Haeophilus influenzae tuýp B (vi khuẩn xâm lấn gây nhiễm khuẩn huyết hoặc viêm màng não rất nguy hiểm).

Tiêm vắc xin 5 trong 1 khi nào?

Loại vắc xin này phát huy tác dụng cao nhất khi được tiêm đúng độ tuổi cho trẻ nên các bậc phụ huynh cần chú ý lưu tâm. Thông thường trẻ sẽ được tiêm 3 lần trong khoảng thời gian từ 2 tháng tuổi đến 2 năm tuổi. Cụ thể mũi thứ nhất khi trẻ hai tháng tuổi, mũi thứ hai cách mũi thứ nhất khoảng 1 – 2 tháng và mũi thứ 3 khi trẻ được 2 năm tuổi.

Thành phần chính của vắc xin 5 trong 1 gồm những gì?

Thành phần chính của loại vắc xin này gồm bột đông khô vaccine Act Hib; vaccine DtaP-IPV; giải độc tố bạch cầu; giải độc tố uốn ván; virus bại liệt tuýp 1, 2, 3; giải độc tố ho gà; protein uốn ván, polysaccharide, một số thành phần phụ khác (nước cất, hanks không có phenol đỏ, hydroxid nhôm, sucrose và trometamol).

Không tiêm vắc xin 5 trong 1 có sao không?

Không tiêm vắc xin 5 trong 1 có sao không?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều bậc phụ huynh thắc mắc và phân vân tìm lời giải đáp chính xác. Một số người cho rằng không tiêm loại vắc xin này cho con sẽ không sao vì vắc xin chỉ có tác dụng phòng bệnh. Tuy nhiên trên thực tế, nếu trẻ không được tiêm phòng vắc xin đúng và đầy đủ theo đúng độ tuổi thì sẽ gây ra những ảnh hưởng tới sức khỏe mà nguy hiểm nhất là sự suy giảm hệ thống miễn dịch và cơ thể trở nên yếu ớt hơn.

5 loại bệnh mà thuốc vắc xin 5 trong 1 phòng đều là những loại bệnh lý sẽ gây truyền nhiễm và nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Nếu không được truyền nhiễm trẻ dễ mắc phải các bệnh: ho gà, bại liệt, uốn ván, bạch hầu và vi khuẩn Haeophilus influenzae tuýp B. Do vậy nếu không tiêm phòng vắc xin này cho bé hoặc bé có vấn đề sức khỏe không tiêm được trong độ tuổi đến thời gian tiêm thì nên hỏi ý kiến bác sĩ và thay bằng từng loại vắc xin phòng từng loại bệnh trên.

Tác dụng phụ thường gặp khi tiêm vắc xin 5 trong 1

Các loại vắc xin cũng tương tự như thuốc tây, có tác dụng điều trị hoặc phòng bệnh nhanh chóng, hiệu quả nhưng hạn chế là gây ra các tác dụng phụ ngoài mong muốn. Đối với trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh thường rất lo lắng về tác dụng phụ vì cơ thể trẻ còn non nớt, hệ thống miễn dịch còn yếu. Hiệu quả của vắc xin Quinvaxem đã được tổ chức Y tế Thế giới xác nhận là rất hiệu quả với trẻ nhỏ tuy nhiên tác dụng phụ là điều không thể tránh khỏi.

Thông thường nếu gặp phải tác dụng phụ, thời gian phát triệu chứng chậm nhất là sau 48 giờ tính từ thời điểm tiêm. Một số tác dụng phụ từ nặng đến nhẹ mà trẻ thường gặp phải khi tiêm vắc xin 5 trong 1 có thể kể đến gồm:

- Xuất hiện các quầng đỏ hoặc các nốt cứng bằng hạt tiêu tại vị trí tiêm

- Sốt toàn thân (thông thường trẻ sốt ở ức 38 độ C đến 39 độ C) với khoảng 10% số trẻ mắc phải.

- Ảnh hưởng tới hệ thần kinh gây kích động nhẹ ở trẻ, trẻ thường hay khóc hoặc cáu gắt

- Rối loạn giấc ngủ hoặc ngủ li bì

- Ăn uống ké, tiêu chảy hoặc nặng hơn là ói mửa

- Ảnh hưởng tới da gây phát ban ngoài da, nổi mề đay

- Một số ít trường hợp trẻ bị co giật hoặc lên cơn động kinh

- Sốc phản vệ hoặc phản ứng quá ở da

Theo thống kê các trường hợp trẻ gặp phản ứng phụ với vắc xin 5 trong gồm có tổng cộng 43 trường hợp. Trong đó các trường hợp đều an toàn, kể cả 9 trường hợp mắc chứng sốc phản vệ hay hội chứng giảm trường lực cơ.

Không tiêm vắc xin 5 trong 1 có sao không?

Làm gì khi trẻ gặp tác dụng phụ sau tiêm?

Lời khuyên dành cho tất cả các bậc phụ huynh là sau khi tiêm chủng nên để trẻ ở lại ít nhất 1 giờ đồng hồ để theo dõi và xử ký kịp thời nếu có tác dụng phụ. Trường hợp này trẻ thường bị sốc phản vệ hoặc dị ứng thuốc đột ngột nên cần xử lý nhanh.

Theo Bác sĩ Hồ Huyền (Bác sĩ chuyên khoa hồi sức tại bệnh viện Nhi Đồng 2) chia sẻ: Nếu trẻ có các biểu hiện bình thường thì đưa trẻ về nhà và tiếp tục theo dõi trong vòng 1 tuần để kiểm tra tình trạng sức khỏe cụ thẻ của trẻ sau tiêm cũng như phát hiện những bất thường khác lạ.Trong trường hợp trẻ bị ảnh hưởng và gặp những tác dụng phụ sau khi về nhà các bậc cha mẹ nên nhanh chóng đưa tới cơ sở y tế. Trong trường hợp trẻ bị sốt thì tiến hành cặp nhiệt kế theo dõi, nếu sốt cao tăng đều thì lập tức đưa tới cơ sở y tế.

Tiêm vắc xin là rất cần thiết cho sức khỏe trẻ, do vậy không tiêm vắc xin 5 trong 1 đúng thời gian sẽ gây nguy hại đe dọa sức khỏe và sự phát triển về lâu dài của trẻ. Bạn nên đưa con đi đến cơ sở y tế, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cũng như hỏi ý kiến người nhà kỹ càng trước khi tiến hành tiêm thuốc. Hãy bảo vệ sức khỏe cho bé bằng cách tìm hiểu thêm nhiều thông tin sức khỏe của trẻ trên Lily & WeCare.

Xem thêm:

  • Uống vacxin rota trẻ có bị sốt?
  • Các loại vacxin cần tiêm cho trẻ - Bố mẹ nên ghi nhớ

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!