Kiểm soát cao huyết áp mạn tính thai kỳ

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Khi mang thai, bạn dễ phải đối mặt với trình trạng cao huyết áp. Làm sao để bệnh này không ảnh hưởng đến thai nhi?

Hỏi ý kiến tư vấn của bác sĩ

Nếu bạn chưa mang thai, hãy thảo luận kế hoạch muốn có con với bác sĩ điều trị cao huyết áp. Bạn cũng nên cho bác sĩ biết về mức độ cao huyết áp của bạn trong lần khám sức khỏe trước khi mang thai.

Bác sĩ có thể thay đổi loại thuốc trị cao huyết áp của bạn, vì một số thuốc hạ huyết áp, như thuốc ức chế ACE, có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh khi dùng trong thai kỳ.

Nếu bạn đã mang thai, hãy đảm bảo thảo luận với bác sĩ bất kỳ loại thuốc mà bạn dùng. Nếu chưa có bác sĩ sản khoa, hãy hỏi ý kiến bác sĩ điều trị cao huyết áp của bạn. Một lần nữa, tùy vào tình trạng cao huyết áp, bạn có thể được giới thiệu bạn tới một chuyên gia điều trị cho thai phụ có nguy cơ cao.

Kiểm soát cao huyết áp mạn tính thai kỳ

Nhiều phụ nữ bị cao huyết áp khi mang thai

Trong lần khám thai đầu tiên, hãy chuẩn bị để nói với bác sĩ tất cả những gì bạn biết về tình trạng cao huyết áp của mình. Ví dụ, thời điểm bệnh khởi phát, các xét nghiệm hoặc thủ tục đã được thực hiện, và loại thuốc mà bạn đã dùng trước đây và hiện đang dùng (nếu có).

Một ý tưởng tốt cho bạn là hãy chuẩn bị bản sao hồ sơ bệnh án và gửi trước (hoặc mang theo) cho bác sĩ. Nhờ vậy họ có thể xem lại chỉ số huyết áp được theo dõi trước đây của bạn, cũng như kết quả của các xét nghiệm và đánh giá khác.

Xét nghiệm và thuốc

Nếu xét nghiệm máu và nước tiểu liên quan đến cao huyết áp chưa được thực hiện gần đây, có thể bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện toàn bộ xét nghiệm này. Tùy thuộc vào tình trạng và những gì bạn đã thực hiện, họ có thể chỉ định EKG, kiểm tra mắt, xét nghiệm nước tiểu, và xét nghiệm cần thiết khác. Nếu đây là lần đầu tiên bạn được chẩn đoán cao huyết áp, bạn sẽ được kiểm tra toàn diện, bao gồm những xét nghiệm để loại trừ các bệnh có thể là nguyên nhân gây cao huyết áp.

Kiểm soát cao huyết áp mạn tính thai kỳ

Nếu có kế hoạch mang thai, bạn nên đi khám sức khỏe tổng thể

Nếu bị cao huyết áp trầm trọng, bạn cần tiếp tục dùng thuốc trị cao huyết áp trong thai kỳ. Tuy nhiên, bác sĩ có thể cần thay thế loại thuốc mà bạn thường dùng bằng loại khác an toàn hơn cho thai nhi, đặc biệt nếu bạn đang dùng loại thuốc ức chế ACE.

Bác sĩ có thể quyết định cho bạn nhập viện một vài ngày để bạn có thể được theo dõi chặt chẽ cho đến khi thuốc được điều chỉnh và huyết áp được kiểm soát. Việc tiếp tục dùng thuốc là rất quan trọng, vì cao huyết áp không được kiểm soát một cách thận trọng có thể đe dọa đến tính mạng.

Nếu bạn bị cao huyết áp mạn tính mức độ nhẹ (không có biến chứng khác, như tiểu đường hay bệnh thận), bác sĩ có thể khuyên bạn ngưng dùng thuốc trị huyết áp hoặc giảm liều. Ngưng uống thuốc tạm thời sẽ không gây ra vấn đề gì nếu bệnh của bạn là nhẹ.

Nếu bạn chưa dùng thuốc trị cao huyết áp, bác sĩ có thể sẽ không khuyên bạn dùng thuốc ngay. Vì khi mang thai, huyết áp có xu hướng giảm ở thời gian cuối của 3 tháng đầu thai kỳ, giữ huyết áp ổn định trong 3 tháng giữa thai kỳ, cho dù huyết áp sẽ trở lại mức bình thường vào thời gian cuối 3 tháng giữa thai kỳ. Nếu huyết áp xuống quá thấp, nó thực sự có thể làm giảm lưu lượng máu tới nhau thai.

Kiểm soát cao huyết áp mạn tính thai kỳ

Khám thai định kỳ để bác sĩ kiểm soát tình trạng cao huyết áp giúp bạn

Thêm vào đó, các nghiên cứu cho thấy thuốc trị cao huyết áp không làm giảm nguy cơ biến chứng khi mang thai. Nghĩa là, nếu huyết áp bắt đầu tăng cao, bạn có thể bắt đầu dùng thuốc (hoặc tăng liều thuốc) để bảo vệ bạn khỏi những hậu quả nghiêm trọng của cao huyết áp trầm trọng.

Theo dõi tình trạng mẹ bầu và thai nhi

Dù cao huyết áp của bạn là nặng hay nhẹ, điều quan trọng là thực hiện đầy đủ việc khám thai định kỳ. Nhờ đó bác sĩ có thể theo dõi tình trạng của bạn và thai nhi hay bất kỳ những vấn đề khác, như tăng huyết áp, dấu hiệu của tiền sản giật, hoặc tình trạng thai nhi tăng trưởng kém.

Trong thực tế, bạn sẽ cần khám thai định kỳ thường xuyên hơn và làm các xét nghiệm kiểm tra tình trạng hiện tại. Bạn cũng có thể được giới thiệu đến chuyên gia để giúp quản lý việc mang thai.

Nếu bất cứ khi nào tình trạng huyết áp tăng quá cao trong thai kỳ, bạn sẽ được nhập viện cho đến khi tình trạng này được kiểm soát. Và nếu bị thêm tiền sản giật khi nhập viện, bạn có thể phải nằm viện cho đến khi sinh con. Tùy thuộc vào tình trạng của bạn và sức khỏe của thai nhi, bạn có thể cần sinh sớm, thậm chí là trẻ phải sinh non.

Kiểm soát cao huyết áp mạn tính thai kỳ

Lối sống khoa học rất cần thiết cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi

Thay đổi lối sống

Bạn cần phải đặc biệt chú ý đến lượng muối mà bạn ăn: tránh sử dụng lọ rắc muối; cố gắng dùng những thực phẩm tươi thay vì thức ăn chế biến sẵn hoặc đóng hộp và nhớ kiểm tra hàm lượng muối trong đó. Nếu bạn chưa được tư vấn về dinh dưỡng hay chưa biết cách để hấp thu hàm lượng muối trong mức khuyến nghị giới hạn của bác sĩ, hãy tư vấn chuyên gia về dinh dưỡng - người có thể đưa ra một chế độ ăn uống hiệu quả cho bạn.

Nếu huyết áp của bạn tăng trầm trọng, bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn giảm bớt các hoạt động và tránh tập erobic, đặc biệt nếu bạn không tập thể dục nhiều trước khi mang thai. Nếu bạn bị cao huyết áp nhẹ, có thể không có bất kỳ hạn chế nào và bạn có thể tiếp tục tập thể dục. Nếu bạn hút thuốc lá hoặc uống rượu, quan trọng nhất là cần dừng lại ngay, vì chúng có thể làm huyết áp của bạn trở nên tồi tệ hơn.

Ảnh minh họa: Internet

Vân Doãn (Babycenter)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!