Những điều cần biết về tiền sản giật

Cần biết - 11/24/2024

Tiền sản giật đôi khi phát triển mà không có bất kỳ dấu hiệu nào.

Cao huyết áp có thể phát triển chậm, nhưng thường khởi phát đột ngột. Theo dõi huyết áp là một việc quan trọng của việc chăm sóc trước sinh vì dấu hiệu đầu tiên của tiền sản giật thường là tăng huyết áp.

Huyết áp ở mức 140/90 mmHg hoặc cao hơn - ghi 2 lần, ít nhất 4 giờ/lần - là bất thường.

Các dấu hiệu và triệu chứng khác của tiền sản giật bao gồm:

- Protein niệu hoặc dấu hiệu khác của bệnh thận.

- Đau đầu dữ dội

- Thay đổi thị lực, bao gồm mất thị lực tạm thời, mờ mắt hoặc nhạy cảm với ánh sáng.

- Đau thượng vị, thường là dưới xương sườn bên phải.

- Buồn nôn hoặc nôn

- Giảm lượng nước tiểu

- Giảm lượng tiểu cầu trong máu

- Suy giảm chức năng gan

- Khó thở do dịch trong phổi

Tăng cân đột ngột và bị phù, đặc biệt là ở mặt và tay thường đi kèm với tiền sản giật. Những điều này cũng xảy ra trong trường hợp mang thai bình thường, vì vậy chúng không được coi là dấu hiệu đáng tin cậy của tiền sản giật.

Những điều cần biết về tiền sản giật

Theo dõi huyết áp là một việc quan trọng của việc chăm sóc trước sinh (Ảnh minh họa: Internet)

Có an toàn khi uống thuốc trị huyết áp khi mang thai?

Bất kỳ loại thuốc nào dùng trong thời gian mang thai đều có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Mặc dù một số thuốc dùng để giảm huyết áp được xem là an toàn trong thai kỳ. Những thuốc khác như: thuốc ức thế men chuyển angiotensin (ACE), thuốc chẹn thụ thể angiotensin (ARB) và thuốc ức chế renin thường phải tránh dùng trong thai kỳ.

Tuy nhiên, việc điều trị là rất quan trọng. Các nguy cơ đau tim, đột quỵ và những rối loạn khác liên quan đến cao huyết áp không mất đi trong thời gian mang thai. Và cao huyết áp cũng có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.

Nếu cần uống thuốc để kiểm soát huyết áp trong thời gian mang thai, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc an toàn với liều thích hợp nhất. Hãy uống thuốc đúng theo chỉ định. Đừng ngưng uống thuốc hoặc tự điều chỉnh liều.

Cao huyết áp có ảnh hưởng đến việc sinh con?

Cũng có thể bạn bị cao huyết áp và vẫn sinh đẻ bình thường. Nhưng huyết áp càng cao thì càng nhiều khả năng bác sĩ sẽ cho bạn đẻ chỉ huy. Đây được gọi kích thích sinh.

Việc cho đẻ chỉ huy phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của cao huyết áp đến thai nhi. Bác sĩ sẽ thảo luận cụ thể về trường hợp của bạn, đề cập đến bất kỳ biến chứng khác, nhờ đó bạn có thể đưa ra quyết định thích hợp cho mình.

Cao huyết áp cần được theo dõi thường xuyên trong quá trình sinh đẻ. Nếu cao huyết áp ở mức nhẹ hoặc trung bình, bạn có thể kiểm tra hằng giờ. Nếu huyết áp quá cao, bạn có thể cần được theo dõi liên tục.

Nếu đang dùng thuốc, bạn cần mang theo chúng trong lúc chuyển dạ. Mặc dù vậy, hoàn toàn có thể hướng tới mục tiêu là sinh thường, chừng nào cao huyết áp còn được kiểm soát tốt trong quá trình sinh. Dù vậy, con bạn sẽ được theo dõi liên tục để chắc chắn bé không rơi vào tình trạng nguy hiểm.

Một số thai phụ bị cao huyết áp nghiêm trọng không đáp ứng được với điều trị có thể được trợ giúp khi sinh. Bác sĩ giúp trẻ sinh ra bằng forcep - sử dụng dụng cụ gắn vào đầu của trẻ. Việc này có thể tăng tốc đến giai đoạn 2 của chuyển dạ.

Trong một số trường hợp, tốc độ là điều cốt yếu, bạn có thể cần sinh mổ.

>>Xem thêm:Hỏi đáp về bệnh cao huyết áp

Vân Doãn (Mayoclinic)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!