Tiểu Đường, 30 tuổi, người gốc Vũ Hán, là một người bán hàng, giống với đại đa số người trẻ, bình thường Tiểu Đường thích sử dụng các loại đồ uống có đường. Khi Tiểu Đường 26 tuổi, cậu đã bị chẩn đoán là mắc bệnh '3 cao' (cao huyết áp, đường trong máu cao và mỡ máu cao), bác sĩ kiến nghị anh phải dùng thuốc khống chế, cải thiện thói quen sống. Tuy nhiên Tiểu Đường không làm theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Không lâu sau, khi đang đi ở ngoài đường anh đột nhiên bị ngất, đến bệnh viện kiểm tra bác sĩ phát hiện, Tiểu Đường bị nhồi máu não, vì kịp thời cấp cứu nên anh đã được cứu sống.
Khi Tiểu Đường 26 tuổi, cậu đã bị chẩn đoán là mắc bệnh '3 cao' (cao huyết áp, đường trong máu cao và mỡ máu cao).
Sau khi xuất viện, Tiểu Đường lại nhanh chóng quên đi lời căn dặn của bác sĩ, mỗi ngày vẫn sửa dụng đều đặn đồ uống có đường. Tuần trước, cánh tay trái của Tiểu Đường đột nhiên không cử động được, uống nước cũng không thể nuốt, gia đình sau khi phát hiện liền đưa Tiểu Đường đến bệnh viện.
Sau khi kiểm tra lại phát hiện Tiểu Đường bị nhồi máu não, bởi các mạch máu trong não bị tắc nghẽn. May mắn Tiểu Đường lại được cấp cứu kịp thời nên thoát khỏi nguy hiểm, nhưng lần này đã để lại di chứng là yếu chân tay và chứng khó nuốt.
Sử dụng các loại đồ uống để thay nước lọc là một vấn đề phổ biến trong giới trẻ
Nhiều người nghĩ rằng nhồi máu não và nhồi máu cơ tim là bệnh của người già. Trên lâm sàng, những bệnh nhân trẻ như Tiểu Đường không phải là hiếm. Chủ yếu là vì Tiểu Đường thích tiêu thụ đồ uống có hàm lượng đường cao, cộng với việc ăn thực phẩm nhiều dầu và muối, dẫn đến huyết áp cao và bệnh tiểu đường khi còn trẻ, tình trạng tăng huyết áp rất dễ đi kèm với nhồi máu não.
Theo các chuyên gia y tế, sử dụng nhiều đồ uống có đường có thể làm tăng tỷ lệ tử vong, và hầu như chúng ta đều thích uống đồ uống có đường (bao gồm đồ uống có ga, nước trái cây…). Sau khi uống nước ngọt sẽ có cảm giác no, điều này sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thụ các chất dinh dưỡng khác đi vào cơ thể.
Giám đốc Sở Dinh dưỡng và Phát triển của WHO cũng cho biết: 'Chúng tôi có bằng chứng mạnh mẽ để chứng minh uống 1-2 cốc đồ uống có đường mỗi ngày, nó sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 lên 26%, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim lên 35% và tăng nguy cơ đột quỵ lên 16%, thậm chí làm tăng nguy cơ bị ung thư'.
Tác hại của việc sử dụng đồ uống có đường
Các loại đường có trong đồ uống có đường là monosacarit và disacarit, dễ tiêu hóa và hấp thu, làm tăng nhanh chóng lượng đường trong máu.
1. Gây ra bệnh tiểu đường, huyết áp cao, bệnh tim mạch
Các loại đường có trong đồ uống có đường là monosacarit và disacarit, dễ tiêu hóa và hấp thu, làm tăng nhanh chóng lượng đường trong máu, dễ dẫn đến các bệnh như béo phì, tiểu đường, gan nhiễm mỡ, tăng lipid máu và tăng huyết áp.
2. Làm tăng nguy cơ sỏi thận
Đồ uống có đường làm giảm lượng canxi và kali, tăng lượng sucrose, có thể là một yếu tố quan trọng gây ra nguy cơ bị sỏi thận.
3. Gan nhiễm mỡ
Sử dụng quá nhiều thực phẩm, đồ uống có đường sẽ gây tích tụ mỡ ở gan và làm hỏng chức năng của gan, gây ra bệnh viêm gan, xơ gan, thậm chí là ung thư gan.
Sử dụng quá nhiều thực phẩm, đồ uống có đường sẽ gây tích tụ mỡ ở gan và làm hỏng chức năng của gan, gây ra bệnh viêm gan, xơ gan...
4. Loãng xương
Theo các nghiên cứu, uống đồ uống có đường sẽ làm tăng nguy cơ gãy xương, giảm mật độ của xương.
5. Hội chứng chuyển hóa
Khi ăn một lượng lớn đường sẽ ảnh hưởng xấu đến cơ thể, đặc biệt là sự trao đổi chất, sẽ làm tăng sự xuất hiện của hội chứng chuyển hóa. Chúng bao gồm béo phì, tăng đường huyết, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, gan nhiễm mỡ và tăng insulin máu.
(Nguồn: Sohu)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!