Kinh nghiệm dân gian phòng, chữa say rượu

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Rượu khi đã vào cơ thể với nồng độ cồn nhất định trong máu gây say thì mọi cơ quan chức phận nào cũng bị nhiễm độc.

 Chữa say rượu chỉ giúp thuyên giảm các triệu chứng cấp tính, chữa phải kéo dài 2-3 ngày sau mới tạm yên tâm. Nếu say liên tục thì bệnh cảnh còn trầm trọng hơn và chạy chữa khó hơn.

Rượu chỉ uống mỗi lần 25-30ml vào bữa cơm. Bia mỗi bữa 1 cốc vại, ngày 2 vại (hoặc 1 lon mỗi lần, 1 chai 450ml chia 2 người uống) thì không sợ say độc.

Mức độ say rượu phụ thuộc nhiều yếu tố

Đối tượng dễ say: nữ giới, trẻ em nhẹ cân, có bệnh yếu mệt, đang đói, uống lần đầu, ít khi uống, không hợp, hệ số oxy hoá cồn thấp.

Cách uống: rượu pha trộn nước ngọt, nước có ga (hấp thu nhanh hơn). Rượu mạnh (độ cồn cao), rượu rởm (chứa chất độc hóa học), uống nhiều, uống suông...

Kinh nghiệm dân gian phòng, chữa say rượu

Sau bữa cơm có uống rượu, nên ăn các loại hoa quả nhiều nước như cam, quýt, nho, táo, kiwi để giải rượu.

Phòng chống say rượu

Trước khi uống rượu: Ăn súp. Nếu không có súp thì húp vài thìa to nước dùng (nấu từ động vật) hoặc canh rau (trong mâm có sẵn) để tráng một lớp chất béo lên niêm mạc tiêu hóa, hạn chế hấp thu rượu.

Trong quá trình uống rượu, chú ý ăn kèm các món rau sa lát, mướp đắng ướp đá, luộc, xào, nấu giá đậu, ngó sen, củ đậu, củ cải, củ năn, dưa chuột chấm muối...; thịt luộc kèm khế chua chuối chát mắm tôm vắt chanh...; lẩu cá chạch, nghêu, sò, hến, luộc nướng vắt chanh. Những món giàu đạm động vật giảm hấp thu rượu, đồng thời hóa giải rượu. Cơm chan canh (làm loãng độ cồn) đều là những món ăn sẵn có ngay tiện và lợi để giã rượu kịp thời.

Ăn xong bữa, nghỉ một lúc uống trà, cà phê nóng: Ăn trái cây nhiều nước (cam, quýt, dưa hấu, nho, lê, khế) hoặc các loại mứt.

Kỵ: ăn hồng (làm say thêm). Không ra ngay nơi có gió lùa, mưa lạnh.

Có người nói: nhậu muốn không say phải để 'ngôn xuất' (nói) nhiều cho rượu bay ra bớt đường hô hấp. Điều đó cũng có phần đúng. Nhưng phải để cho 'người nói', đừng để 'bia rượu nói' sẽ quá đà đến mất tự chủ, gây hậu quả khôn lường.

Chữa say: Khi thấy váng đầu, chóng mặt, buồn nôn, đi lại không vững, nên:

Tìm chỗ yên tĩnh, kín gió để nằm nghỉ. Nếu thấy lạnh, phải xoa sát bàn chân, tự lấy 2 lòng bàn chân xoa xát lên 2 mu bàn chân (hoặc nhờ người khác) đi tất, đắp chăn, nhất là vào những ngày lạnh giá cơ thể đang mất nhiệt nên càng nguy hiểm dễ nhiễm gió lạnh, mắc cảm.

Nếu say buồn nôn là phản xạ tự vệ tốt cần tìm cách cho nôn như ngoáy họng, uống nước sắc cuống dưa bở hoặc hãm nước sôi cho kịp thời. Nôn được sẽ tống độc sớm ra ngoài nhưng rất mệt. Cần có người giúp đỡ để người say nôn (lấy chậu, khăn, nước súc miệng và đỡ kẻo ngã). Nôn xong cần súc miệng nước ấm, xoa bóp cho ấm 2 bàn chân, đi nằm đắp chăn, tiếp tục theo dõi. Khi tỉnh, cho ăn cháo đậu xanh nóng hoặc pha bột đậu, trà gừng để uống. Dọn sạch ngay chất nôn.

Giải say còn có phương pháp gây đi ngoài tháo độc, áp dụng cả sau khi đã nôn: sinh địa hoàng 15g, sinh chi tử 15g. Sắc với 500ml nước.

Chống say theo kinh nghiệm dân gian: Uống nước cốt lá dong (giã nhuyễn); uống nước hòa bột sắn dây sống; Nước sắc vỏ cam, hoặc quýt, quất, chanh; hoa sắn dây hãm với trà để uống.Trước khi uống rượu nên ăn súp để tráng một lớp chất béo lên niêm mạc dạ dày, giảm hấp thụ rượu.

Kinh nghiệm dân gian phòng, chữa say rượu

Trước khi uống rượu nên ăn súp để tráng một lớp chất béo lên niêm mạc dạ dày, giảm hấp thụ rượu.

Hoặc dùng các bài thuốc sau:

Bài 1: dùng dấm 50g, gừng sống 5 lát, đường đỏ 25g, sắc uống.

Bài 2: hương sa thảo, hương phụ (củ gấu) 1 lạng, sa nhân 20g, cam thảo 12g. Tán nhỏ quấy nước sôi với ít muối, sắc uống.

Bài của Tuệ Tĩnh: ốc bươu 10 con, đậu xị 1 vốc, hành củ 5 tép. Nấu chín, uống nóng, đi nằm đắp chăn cho ra mồ hôi. Hoặc ngậm muối.

Bất đắc dĩ uống đồng tiện (nước tiểu trẻ em dưới 7 tuổi khỏe mạnh, bỏ phần đầu phần cuối).

Lưu ý: Nếu say, không tìm ngay cách giải độc rượu, mà lại đi nằm ngủ lịm thì có thể xảy ra nguy hiểm do không ai biết diễn biến xấu để kịp xử lý.

Một lần say rượu cần rút ngay kinh nghiệm về 'tửu lượng' của bản thân. Rượu không nên ép và cũng không để bị ép uống. Mỗi lần say, nôn mửa (có khi cả mật xanh mật vàng) rất có hại cho sức khỏe. Người say rượu nhập phòng sẽ rất nguy hiểm. Tinh trùng trong môi trường rượu cũng 'loạng choạng' như say. Người say tham gia giao thông cũng vô cùng nguy hiểm vì phản xạ chậm.

BS. Hoàng Thuần

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!