Kinh nghiệm điều trị vàng da cho trẻ của các mẹ

Kiến Thức Y Học - 05/03/2024

Đối với trẻ sơ sinh, vàng da là một hiện tượng rất phổ biến. Cá triệu chứng của bệnh thường xuất hiện trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 ngày sau khi sinh và các biểu hiện có thể tự hết nếu mẹ thực hiện việc chăm sóc trẻ đúng cách.

Đối với trẻ sơ sinh, vàng da là một hiện tượng rất phổ biến. Cá triệu chứng của bệnh thường xuất hiện trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 ngày sau khi sinh và các biểu hiện có thể tự hết nếu mẹ thực hiện việc chăm sóc trẻ đúng cách.

Các triệu chứng của bệnh vàng da ở trẻ

- Vàng da.

- Vàng vùng tròng trắng của mắt.

- Vàng lòng bàn tay bàn chân.

- Nước tiểu có màu tối hoặc màu vàng (nước tiểu của trẻ sơ sinh thường không có màu).

- Phân nhạt màu thay vì màu vàng hay da cảm ở trẻ sớ sinh bình thường.

Các triệu chứng này thường tự biến mất khi trẻ được khoảng 2 tuần tuổi mà không phải uống thuốc.

Trong vòng 72 giờ sau khi sinh, nếu trẻ xuất hiện vàng da sau khi được xuất viện, nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.

Kinh nghiệm điều trị vàng da cho trẻ của các mẹ

Điều trị vàng da ở trẻ

Tình trạng vàng da ở trẻ xảy ra do sự tích tụ của bilirubin, một chất có màu vàng được sinh ra khi các tế bào máu đỏ bị phá vỡ, do đó gây nên tình trạng vàng da.

Trung bình có đến 6 trong 10 trẻ sinh ra bị vàng da. Tỷ lệ này còn cao hơn ở những trẻ bị sinh non. Nhưng chỉ có 1 trong số 20 trẻ sinh ra là có lượng bilirubin cao đến mức cần phải điều trị.

Các trẻ được bú sữa mẹ có nguy cơ vàng da lâu hơn mặc dù những lợi ích mà sữa mẹ mang lại có thể vượt xa những bất lợi mà vàng da ở trẻ gây ra.

Chỉ những trường hợp trẻ có mức bulirubin cao quá mức mới cần được can thiệp về y tế, bởi nguy cơ bilirubin có thể duy chuyển đến não và gây ra tình trạng hư hại não.

Trong các phương pháp điều trị thì có 3 phương pháp thường được sử dụng là cung cấp đầy đủ nước và năng lượng, chiếu đèn và truyền máu.

Phương pháp đầu tiên là cung cấp đầy đủ nước và năng lượng thông qua việc cho trẻ bú hoặc truyền dịch truyền albumin, dùng một số loại thuốc để gia tăng tốc độ chuyển hoá bilirubin gián tiếp.

Với phương pháp chiếu đèn, trẻ sẽ được đặt nằm trong lòng chiếu đèn giúp chuyển bilirubin thành một dãng dễ phân huỷ để giúp gan dễ dàng xử lý hơn. Khi chiếu đèn năng lượng, ánh sáng sẽ đi xuyên qua da, tác động lên các phân tử bilirubin nằm trong lớp mỡ dưới da của trẻ để biến đổi các phân tử bilirubin gián tiếp (độc cho não của trẻ) thành các sản phẩm đồng phân hay các sản phẩm quang oxy hoá tan được trong nước, không độc và sẽ được đào thải qua gan (qua mật) và thận (qua nước tiểu).

Kinh nghiệm điều trị vàng da cho trẻ của các mẹ

Còn đối với phương pháp truyền máu. Khi trẻ có nguy cơ bị nhiễm độc bilirubin cao, bạn nên yêu cầu bác sĩ xem xét biện pháp này. Khi thực hiện phương pháp này, một phần máu của trẻ sẽ được thay thế để giảm bớt lồng độ bilirubin trong cơ thể trẻ, giúp điều trị vàng da ở trẻ.

Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà bạn nên lựa chọn một trong các phương pháp trên hoặc 1 – 2 hay 3 phương pháp cùng lúc dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Hầu hết trẻ đều đáp ứng tốt việc điều trị và có thể mau chóng trở về nhà nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm.

Tuy nhiên, nếu bạn không phát hiện và điều trị vàng da bệnh lý kịp thời sẽ dẫn đến vàng da nhân dẫn đến hậu quả là để lại di chứng bại não suốt đời, thậm chí tử vong.

Do đó, để phòng vàng da bệnh lý bằng cách các bà mẹ mang thai cần khám thai định kỳ, đặc biệt hơn khi bước vào các tháng cuối của thai kỳ cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để trám không bị sinh non và khi sinh cần đến cơ sở y tế để được cán bộ có chuyên môn theo dõi, đỡ đẻ.

Đối với các trẻ mới chớm vàng da thì bạn có thể tắm nắng ấm mỗi sáng, nhưng nếu trẻ đã vàng da nhiều thì phải đưa trẻ đi khám ở bác sĩ chuyên khoa Nhi để được điều trị ngay.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!