Không ít chị em phụ nữ thích đình chỉ kinh nguyệt vì họ cảm thấy những ngày đèn đỏ là những ngày rắc rối nên tìm mọi cách để đình chỉ ngày đèn đỏ lại.
Mong ngày đèn đỏ tắt
Chị Trần Thị Hương Giang trú tại Mỹ Đình II, Hà Nội, từng vui sướng khoe rằng nửa năm nay chị không thấy ngày đèn đỏ đâu cả. Chắc chị đã bước sang tuổi mãn kinh.
Chị Giang kể, chị có chu kỳ con gái từ 13 tuổi nên sau 30 năm việc mãn kinh cũng dễ hiểu. Giống như mẹ của chị cũng tắt kinh năm 44 tuổi.
Nhớ lại những ngày có chu kỳ, chị Giang cho biết trước đây mỗi lần đến tháng chị bị đau bụng dưới cả tuần, đến ngày chính thì đau bụng, rong kinh, đau lưng.
Đình chỉ kinh nguyệt vì ngại phiền có thể gây mãn kinh sớm - Ảnh 1.
Nói chung cứ đến chu kỳ phụ nữ là chị thấy vô cùng mệt mỏi, người như đi mượn. Cả tháng thì mất nửa tháng liền trong tình trạng đó nên khi thấy kinh tắt chị Giang không thấy cảm giác đó.
Tuy nhiên, chỉ được một thời gian, chị Giang bắt đầu thấy da sạm, tóc rụng, nửa đêm chị phải chịu những cơn bốc hoả đặc biệt là trong chuyện chăn gối chị không có cảm giác gì, thậm chí còn sợ ân ái.
Chị Giang tìm đến bác sĩ để tư vấn. Lúc đầu chị tưởng đó là bệnh lý bình thường nhưng khi nghe bác sĩ nói đó là bệnh tiền mãn kinh vì tuổi của chị Giang chưa thể tắt kinh.
Sau đó bác sĩ siêu âm phát hiện chị không phải mãn kinh mà là suy buồng trứng sớm và khuyên chị nên điều trị.
Nếu không điều trị, chị Giang sẽ phải chịu những căn bệnh của tuổi mãn kinh sớm như bốc hoả, thần kinh, thiếu estrogen thậm chí ngay cả các bệnh lý ung thư khác cũng đe doạ người bị mãn kinh sớm.
Chị Giang ngậm ngùi điều trị để thúc kinh nguyệt, kéo dài thêm thời gian kinh nguyệt. 43 tuổi, đến giờ chị mới biết kinh nguyệt có vai trò là nhựa sống của phụ nữ
Đình chỉ kinh nguyệt vì ngại phiền có thể gây mãn kinh sớm - Ảnh 2.
Hay như trường hợp của chị Vũ Thuỳ Linh, trú tại Ngô Sỹ Liên, Hà Nội. Chị Linh thấy người mệt, đau nhức và cảm giác khó chịu mà không biết là bệnh gì.
Chị đi khám Tây y chẳng có bệnh nào nhưng người không khoẻ. Chị Linh đi khám Đông y, bác sĩ bắt mạch chẩn đoán chị bị khí huyết đình trệ, hư nặng.
Lúc này, chị Linh mới kể cách đây 1 năm chị đi cấy que tránh thai và từ đó đến nay chị không có kinh nguyệt. Chị Linh thấy việc không có kinh nguyệt của mình ban đầu không ảnh hưởng gì, chỉ đến gần đây mới có triệu chứng khó chịu.
Lương Y Bùi Hồng Minh – Chủ tịch hội Đông y Ba Đình khám cho chị Minh cho rằng, việc đình chỉ chu kỳ kinh nguyệt bằng việc cấy que tránh thai ảnh hưởng đến lưu thông khí huyết trong cơ thể và khuyên chị nên để chu kỳ kinh nguyệt được tự nhiên.
Tuyệt đối không được đình chỉ
Giáo sư Nguyễn Đức Vy – Nguyêm Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, không ít chị em phụ nữ hiểu rất ngù ngờ về chu kỳ kinh nguyệt của mình cũng như cố tìm mọi cách để đình chỉ chu kỳ kinh nguyệt lại như cấy que tránh thai, sử dụng thuốc tránh thai.
Theo Giáo sư Vy kinh nguyệt chính là nhựa sống, chỉ điểm sức khoẻ cho chị em, ngày nay người ta mong muốn kéo dài tuổi mãn kinh để duy trì sắc đẹp cũng như chất lượng cuộc sống.
Tuy nhiên có không ít chị em lại muốn nhanh hết kinh, làm tắt kinh như sử dụng các loại thuốc tránh thai, điều này gây ra các bệnh lý chỉ mình chị em phải gánh chịu như vô sinh thậm chí ung thư.
Đó còn chưa kể để việc uống nhầm thuốc tránh thai giả cũng sẽ gây nguy hiểm, dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, rối loạn nội tiết, và cả gây vô sinh.
Đa số bị với thuốc giả, nhưng cũng có thể người ta dùng thuốc tránh thai thật không pha theo đúng nguyên tắc.
Đình chỉ kinh nguyệt vì ngại phiền có thể gây mãn kinh sớm - Ảnh 3.
Đặc biệt, Giáo sư Vy khuyến cáo tình trạng sử dụng tiêm thuốc tránh thai và cấy que thuốc tránh thai. Giáo sư Vy cho biết các loại này đều phải được các chuyên gia tư vấn cụ thể.
Vì sao phụ nữ lại cần 'đèn đỏ'? (Việt hóa bởi SongKhoe.vn).
Giáo sư Vy cho rằng hiện nay việc sử dụng cấy que tránh thai thực sự đáng lo, vì cấy que tránh thai gây mất kinh nguyệt, rối loạn nội tiết có thể dẫn tới vô sinh, các bệnh lý liên quan đến nội tiết của phụ nữ.
Để tuổi mãn kinh đến muộn hơn, chị em nên giữ tinh thần thoải mái, tươi trẻ, tránh stress và luyện tập thể dục.
Bác sĩ Vy cho biết, stress khiến chị em suy giảm nội tiết nhanh và giai đoạn tiền mãn kinh đến sớm hơn nếu kéo dài.
Đồng thời, nên đi khám sức khỏe phụ khoa định kỳ (3-6 tháng một lần) để được bác sĩ tư vấn và hướng dẫn dự phòng, không tự ý đình chỉ kinh nguyệt.
>> Xem thêm: Có nên đình chỉ chu kỳ kinh nguyệt?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!