Kỹ năng sống sót khi bị đâm, hỏa hoạn, tai nạn máy bay

Sống khỏe mạnh - 05/17/2024

Nếu chẳng may gặp phải hỏa hoạn, bạn hãy cố duy trì tình trạng ở sát mặt đất để tránh việc bị hít phải quá nhiều khí độc dẫn dến tử vong.

Cùng tìm hiểu những kỹ năng đơn giản sau sẽ giúp bạn 'tùy cơ ứng biến' với những tai nạn bất ngờ xảy ra trong cuộc sống nhé.

Đôi khi trong cuộc sống có những tai nạn bất ngờ xảy đến mà chúng ta không thể lường trước được, khi ấy nếu bạn không có những kiến thức và kĩ năng cần thiết để chống chọi với nguy hiểm thì rất có thể bạn sẽ phải nhận lấy hậu quả đáng tiếc, thậm chí là mất mạng.

Cùng 'bỏ túi' một vài bí quyết sinh tồn có thể giúp ích cho bạn vào những khi cần thiết nhé.

1. Đậy kín nồi, chảo khi dầu nấu ăn bốc cháy

Khi dầu đang sôi trên bếp bốc cháy, rất nhiều người đã dùng nước đổ vào nồi, chảo để dập lửa. Đây là một sai lầm chết người vì sẽ khiến ngọn lửa bốc cháy cao hơn và còn có thể bắn vào người bạn. Do đó cách xử lí đúng trong trường hợp này là cần cắt đứt nguồn cung cấp oxy cho ngọn lửa bằng cách tắt bếp và đậy vung lại. Trong trường hợp không có vung bạn có thể dùng 1 mảnh vải to và dày thay thế.

Kỹ năng sống sót khi bị đâm, hỏa hoạn, tai nạn máy bay

Đừng bao giờ tạt nước vào dầu đang bốc cháy mà hãy dùng nắp đậy lại.

2. Tự sơ cấp cứu khi mắc nghẹn

Nghẹn thức ăn tuy là việc nhỏ nhưng đôi khi cũng khá nguy hiểm vì sẽ khiến chúng ta không thể thở được, thế nhưng bạn có thể tự lôi mẩu thức ăn đang nằm chẹn ngang cổ họng của mình bằng phương pháp Heumlich - ép cơ hoành vô cùng đơn giản.

Dùng tay mạnh của bạn nắm chặt lại thành một nắm đấm đặt phía dưới lồng ngực và ngay phía trên rốn. Đặt lòng bàn tay còn lại lên trên nắm đấm để ấn chặt hơn. Đẩy cả 2 tay di chuyển vào - ra, lên - xuống kết hợp với ép mạnh ở vùng cơ hoành. Lặp lại động tác nhiều lần cho tới khi dị vật mắc vào cổ họng của bạn bị bật ra ngoài.

Bạn hãy tự đẩy ép bụng bằng cách đứng tựa lưng vào tường phẳng, sau đó, dùng một bàn tay nắm chặt, tì sát phần ngón cái và ngón trỏ vào vùng bụng phía trên, ngay dưới xương ức (lòng bàn tay úp xuống). Lấy nắm tay còn lại đấm mạnh vào nắm tay trên bụng theo chiều từ trước ra sau và từ dưới lên từng cái một. Nếu dị vật chưa ra hãy dùng ghế dựa áp phần bụng phía trên rốn lên bờ trên của tấm tựa lưng. Sau đó dùng sức nặng của thân người gập xuống thành ghế tạo sức ép đẩy không khí từ trong ra, dị vật sẽ bị bắn ra.

Biết để sinh tồn: Dạy trẻ kỹ năng sơ cứu đơn giản (Việt hóa bởi Songkhoe.vn)

3. Luôn mang theo thuốc chống dị ứng mỗi khi đi xa

Bạn sẽ không bao giờ biết được thứ gì sẽ gây dị ứng cho bạn cho đến khi bạn trải qua nó. Mỗi địa điểm bạn đặt chân đến có hàng chục thứ mới mẻ đang chờ đón bạn và một trong những thứ đó có thể không phù hợp với cơ địa của bạn  và gây ra vài tác dụng phụ. Vì vậy giải pháp phòng ngừa tốt nhất chính là luôn mang theo thuốc chống dị ứng bên mình.

4. Loại bỏ các 'điểm mù' của xe hơi

Khi bạn điều khiển xe hơi sẽ có những phần không gian bên ngoài xe bị che khuất không nhìn thấy được, điều này hết sức nguy hiểm vì có thể dẫn đến các vụ va quẹt hoặc tai nạn giao thông. Để tránh tình trạng này xảy ra khi lưu thông, bạn nên điều chỉnh các gương để có thể nhìn thấy các rìa xe hơi nhằm loại bỏ 'điểm mù', tránh việc gây tai nạn không đáng có. Vì vậy mỗi khi ngồi vào ghế lái xe, việc đầu tiên bạn nên làm chính là chú ý chỉnh lại tất cả kiếng xe.

5. Sống sót trong một vụ hỏa hoạn

Nếu chẳng may gặp phải hỏa hoạn, bạn hãy cố duy trì tình trạng ở sát mặt đất để tránh việc bị hít phải quá nhiều khí độc dẫn dến tử vong, bởi khói và khí độc nhẹ hơn không khí nên sẽ bay lên phía trên cao. Thống kê cho thấy, hầu hết các vụ tử vong vì hỏa hoạn là do hít phải khói độc chứ không phải bị bỏng.

Kỹ năng sống sót khi bị đâm, hỏa hoạn, tai nạn máy bay

Hãy cố nằm áp sát mặt đất để không bị ngạt khói khi chẳng may gặp cảnh hỏa hoạn.

6. Sử dụng đèn pin để chống lại kẻ tấn công

Khi ra đường, thay vì mang theo một chiếc gậy hay vũ khí nào đó để bảo đảm an toàn cho bản thân, bạn nên mang một chiếc đèn pin cực sáng khoảng trên 300 lumen. Đèn pin cực sáng được xem là vũ khí chống lại kẻ tấn công hiệu quả bởi khi bạn chiếu ánh sáng mạnh thẳng vào mắt kẻ đó sẽ khiến kẻ tấn công bị mù tạm thời và tạo cơ hội cho bạn tẩu thoát, bạn cũng không phải gặp rắc rối vì không ai thực sự bị thương.

7. Xử lí khi bị dao hoặc vật sắc nhọn đâm chấn thương

Khi bị một vật sắc nhọn đâm sâu vào cơ thể, bạn đừng vội rút ra mà hãy để nguyên vật nhọn ở đó và cố gắng cầm máu, băng bó tạm thời vết thương và tìm đến bác sĩ. Bởi vì khi bạn rút một vật thể sắc nhọn đã găm vào cơ thể mình ra sẽ khiến cho lượng máu chảy càng nhiều và bạn lại không đủ chuyên môn để cầm máu hoàn toàn, điều này rất nguy hiểm.

8. Không nên bơm căng áo phao ngay khi máy bay hạ cánh xuống nước

Trong trường hợp máy bay gặp sự cố và phải hạ cánh khẩn cấp xuống nước, bạn không nên bơm căng áo phao ngay lập tức vì khi ấy nước có thể tràn ồ ạt vào cabin khiến bạn nổi lên trên mặt nước và khó có thể cử động nếu mặc áo phao. Vì vậy, ngay khi máy bay hạ cánh bạn hãy bơi tới chỗ cửa thoát hiểm rồi mới bơm căng áo phao để được an toàn.

9. Không ăn tuyết để xoa dịu cơn khát

Cơ thể người sử dụng rất nhiều năng lượng để biến đổi từ dạng vật chất này sang dạng khác, vì vậy nếu bạn ăn tuyết chỉ để đỡ khát đôi chút nhưng vô tình bạn đã làm tiêu hao một lượng lớn nhiệt độ ấm áp quý giá của cơ thể. Vì vậy chỉ trong trường hợp bất đắc dĩ bị dồn vào đường cùng bạn mới nên ăn một chút tuyết để thỏa mãn cơn khát.

10. Lối thoát nếu bị lạc khi đi bộ đường dài

Nếu bạn bị lạc khi đang đi bộ đường dài, đừng vội lo lắng mà hãy cố quan sát và tìm xem gần đó có một bức tường rào hay một dòng suối nào không bởi vì trên thực tế các dòng suối luôn chảy xuống dốc và sẽ kết nối với một dòng sông hoặc một vùng nước lớn hơn, chỉ cần men theo bờ bạn có thể tìm được đường ra. Tương tự, bức tường rào gần như luôn dẫn tới một con đường hoặc một công trình xây dựng nào đó và rất có thể bạn sẽ tìm được người giúp đỡ.

Kỹ năng sống sót khi bị đâm, hỏa hoạn, tai nạn máy bay

Hàng rào hoặc một con suối sẽ là cứu cánh cho bạn khi bị lạc

>> Xem thêm: Kỹ năng sống sót giữa đám đông hỗn loạn

Ảnh minh họa: Internet

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!