Tập huấn lấy máu gót chân tại Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng. ẢNH: CÔNG NAM
Lợi ích lớn cho gia đình và xã hội
Thực hiện SLTS&SLSS tốt sẽ giúp cho trẻ sinh ra phát triển bình thường hoặc tránh được những hậu quả nặng nề do dị tật bẩm sinh, giảm thiểu số người tàn tật, thiểu năng trí tuệ trong cộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn. Đặc biệt, SLTS&SLSS nhằm phát hiện kịp thời những bệnh tật bẩm sinh để không sinh ra những em bé dị tật làm gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Ngay từ khi Đề án được triển khai, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Lâm Đồng nhanh chóng tham mưu Sở Y tế chỉ đạo cho các đơn vị y tế trực thuộc phối hợp với Chi cục Dân số ký kết hợp đồng trong việc triển khai Đề án. Bên cạnh đó, Chi cục Dân số chủ động ký hợp đồng với Trung tâm sàng lọc Bionet và phối hợp Bệnh viện Từ Dũ thực hiện xét nghiệm mẫu máu gót chân trẻ sơ sinh để tầm soát 2 bệnh TSH và G6PD. Đối với các Ban, ngành, đoàn thể lồng ghép truyền thông, tư vấn những nội dung liên quan về việc sàng lọc, tầm soát bệnh tật đến phụ nữ có thai và các các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ. Nội dung và hình thức tuyên truyền phải ngắn gọn, dễ hiểu và phù hợp với từng đối tượng.
Hiện nay, một số người dân thực sự vẫn chưa hiểu rõ một cách cặn kẽ về SLTS&SLSS, để triển khai có hiệu quả người truyền thông phải đưa ra những khái niệm cơ bản để người dân hiểu như: SLTS&SLSS là gì? Đặc biệt, tư vấn làm sao để mọi người dân hiểu được lợi ích, tầm quan trọng của việc SLTS&SLSS, cụ thể: Đối với trẻ sơ sinh và gia đình: Ý nghĩa của SLTS&SLSS góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong, giúp cho trẻ sinh ra phát triển bình thường hoặc tránh được những hậu quả nặng nề do dị tật bẩm sinh gây ra, phòng ngừa các hậu quả nặng nề của bệnh và cải thiện tương lai phát triển của trẻ; đối với xã hội, giảm thiểu số người tàn tật, thiểu năng trí tuệ trong cộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng dân số.
SLTS&SLSS là phương pháp đơn giản, rẻ tiền, đem lại hiệu quả rất lớn. Khi phát hiện những bất thường thai nhi, các bác sĩ sẽ tư vấn cho người mẹ có thể lựa chọn đình chỉ thai nghén một số trường hợp vì những lý do như: Thai nhi sẽ bị chết từ khi còn trong bụng mẹ hoặc khi sinh ra không thể sống được hoặc có thể tư vấn để điều trị cho thai nhi ngay từ trong bụng mẹ. Từ đó các chuyên gia y tế sẽ tư vấn cho gia đình chọn hướng xử trí thích hợp nhằm giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Chị Võ Thị Kim Loan, Trung tâm Y tế Đức Trọng cho biết: 'Để Đề án SLTS&SLSS đạt hiệu quả, trước hết cần phải đẩy mạnh công tác truyền thông tư vấn cho mọi người dân hiểu, khi Đề án mới triển khai chúng tôi hướng dẫn cho cán bộ chuyên trách, CTV cần xác định rõ đối tượng cần tư vấn và khám sàng lọc trước sinh, sau đó mình mới mở rộng các đối tượng khác. Về hình thức tư vấn, chúng tôi dùng những hình ảnh trực quan về các bệnh liên quan, đồng thời dặn dò những thai phụ đi khám đúng định kỳ, trẻ em lấy mẫu máu sàng lọc như thế nào…'.
Cần sự vào cuộc của hệ thống chính trị
Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm sóc bà mẹ trẻ em tại xã Tân Châu, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. ẢNH CÔNG NAM
Nhờ đẩy mạnh công tác truyền thông tư vấn, chủ động phối hợp với các ngành, địa phương lồng ghép vào các đợt truyền thông sức khỏe sinh sản, đã có hàng nghìn lượt chị em ở Lâm Đồng tham dự, nghe tư vấn thông tin về SLTS&SLSS.
Đặc biệt, nhận thức của người dân được nâng lên, số người tham gia SLTS&SLSS ngày càng đông. Tuy nhiên, để người dân hiểu được tầm quan trọng của việc SLTS&SLSS, cần tăng cường công tác truyền thông hơn nữa bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với từng vùng, từng đối tượng. Bên cạnh đó cũng cần sự vào cuộc của các ngành chức năng góp phần nâng cao nhận thức, tầm quan trọng của việc SLTS&SLSS cho người dân nhất là vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS)…
Lâm Đồng cũng như các tỉnh thành khác, tỷ lệ SLTS&SLSS ở thành phố cao hơn. Còn tại các vùng nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số… nhiều sản phụ chưa quan tâm đến việc sàng SLTS&SLSS. Theo báo cáo kết quả của Chi cục DS-KHHGĐ năm 2019 có 19.040 trẻ sinh ra và có 7.910 trẻ được sàng lọc. Tổng số bà mẹ mang thai 30.318 người và sàng lọc được 13.640 mặc dù đạt chỉ tiêu giao nhưng so với tỷ lệ vẫn còn thấp.
Để công tác SLTS&SLSS trong thời gian tới đạt hiệu quả cao, ngành Dân số ở Lâm Đồng cần phải tập trung làm tốt một số nội dung như: Tổ chức truyền thông, tư vấn nhóm, lồng ghép vào các buổi sinh hoạt của các Ban, ngành đoàn thể, nhất là Hội Phụ nữ để tuyên truyền cho hội viên, đồng thời tạo điều kiện cho cán bộ y tế cơ sở tham gia các lớp tập huấn thực hành lấy máu gót chân.
Rà soát, quản lý đối tượng phụ nữ mang thai có nguy cơ bị dị tật, các trẻ sơ sinh được chẩn đoán và xác định mắc một số bệnh di truyền, chuyển hóa bẩm sinh để can thiệp kịp thời, góp phần cho ra đời những em bé khỏe mạnh, không dị tật. Chỉ đạo mạng lưới chuyên trách, cộng tác viên dân số cơ sở đẩy mạnh công tác tuyên truyền tại hộ gia đình cho các bà mẹ mang thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ về mục đích, ý nghĩa, quy trình cũng như những tác dụng của việc sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sơ sinh…
Để làm được những vấn đề đó, chúng ta cần phải xác định rõ việc SLTS&SLSS giờ không chỉ là chuyện cá nhân của mỗi gia đình, mà chính là bước đi lâu dài của cả xã hội chứ không riêng gì ngành Y tế, vì mục tiêu cải thiện, nâng cao chất lượng giống nòi. Chính vì vậy, cần phải có sự chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp đồng bộ của các Ban, ngành, đoàn thể trong việc triển khai thực hiện Chương trình SLTS&SLSS trên địa bàn toàn tỉnh.
Trong năm 2019, tuyên truyền tư vấn tại hộ gia đình được 1.200 buổi cho 37.210 lượt người và 1.617 buổi phát thanh; số bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh là 13.640 bà mẹ đạt chỉ tiêu kế hoạch giao là 45%, trong đó miễn phí 1.424 bà mẹ và xã hội hóa 12.216 bà mẹ; số trẻ được sàng lọc sơ sinh là 7.910 trẻ chiếm tỷ lệ 41,5%, trong trong đó có 44 cas trẻ bị thiếu men G6PD.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!