Hội chứng buồng trứng đa nang là tình trạng mất cân bằng nội tiết tố, gây ảnh hưởng đến hoạt động của buồng trứng.
Thông thường, bạn có khoảng 5 nang noãn bắt đầu trưởng thành trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt và ít nhất một nang trứng trưởng thành lúc rụng trứng. Một buồng trứng đa nang sẽ có số lượng nang trưởng thành từ 10 trở lên, hầu hết số đó sẽ to ra và trưởng thành nhưng lại không rụng trứng.
Chỉ dưới một phần ba phụ nữ bị buồng trứng đa nang. Một vài phụ nữ tiếp tục phát triển thành hội chứng buồng trứng đa nang, nghĩa là họ cũng có những triệu chứng khác. Hội chứng buồng trứng đa nang xảy ra khi hệ thống nội tiết bị mất cân bằng, khiến cho sự rụng trứng trở nên hiếm hoi hoặc không đều đặn. Hội chứng buồng trứng đa nang còn ảnh hưởng đến khoảng 7% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và phổ biến hơn đối với phụ nữ gốc Nam Á.
Nguyên nhân của hội chứng buồng trứng đa nang là gì?
Nguyên nhân chính của vấn đề này vẫn chưa được xác định nhưng nó có thể là sự kết hợp của nhiều yếu tố. Di truyền cũng có thể là nguyên nhân gây ra hội chứng buồng trứng đa nang vì bệnh có xu hướng truyền cho các thành viên trong gia đình. Nếu bạn có nồng độ nội tiết tố insulin trong cơ thể cao hơn bình thường, rất có thể bạn sẽ bị hội chứng buồng trứng đa nang. Khi bạn đang bị thừa cân, nồng độ insulin trong cơ thể cũng sẽ cao, mà điều này lại thường đi đôi với hội chứng buồng trứng đa nang.
Insulin quá nhiều làm mất cân bằng các hormone, giúp cho chu kỳ kinh nguyệt của bạn hoạt động trơn tru hơn. Hormone kích thích thể vàng (LH) được sản xuất ra nhiều hơn so với hormone kích thích nang trứng (FSH). Điều này khiến nang trứng của bạn sản xuất nhiều hormone nam giới testosterone hơn tiết tố nữ estrogen. Các tuyến khác trong cơ thể của bạn cũng gia tăng sản xuất testosterone. Nếu cơ thể bạn có quá nhiều testosterone, quá trình rụng trứng sẽ bị ngăn chặn.
Triệu chứng của hội chứng buồng trứng đa nang như thế nào?
Nếu mắc hội chứng buồng trứng đa nang, bạn có thể thấy chu kỳ kinh nguyệt của mình không đều hoặc không thường xuyên. Hơn 2/3 phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang cũng bị thừa cân hoặc béo phì.
Các triệu chứng có thể đa dạng từ nhẹ tới nặng và không hẳn tất cả cả phụ nữ đều có triệu chứng như nhau. Nếu mắc buồng trứng đa nang, bạn có thể:
- Có chu kỳ kinh nguyệt không thường xuyên hoặc không xuất hiện vì bạn rụng trứng không thường xuyên hoặc không hề rụng trứng;
- Gặp vấn đề khi mang thai;
- Mọc lông trên mặt, trên ngực và bụng;
- Trầm cảm hoặc thay đổi tâm trạng thất thường;
- Tăng cân;
- Tóc mỏng dần hoặc tóc rụng nhiều;
- Da dầu và có mụn.
Bác sĩ chẩn đoán hội chứng buồng trứng đa nang như thế nào?
Hội chứng buồng trứng đa nang có thể khó chẩn đoán vì các triệu chứng đối với mỗi người sẽ khác nhau. Triệu chứng của bạn cũng có thể xuất hiện và biến mất. Đầu tiên, bác sĩ cần phải loại trừ các nguyên nhân khả thi của triệu chứng này, chẳng hạn như vấn đề về tuyến giáp. Bác sĩ sẽ chẩn đoán hội chứng buồng trứng đa nang dựa trên:
- Tiền sử về sức khỏe và chu kì kinh nguyệt của bạn;
- Xét nghiệm máu để đo nồng độ hormone;
- Siêu âm qua âm đạo để kiểm tra xem buồng trứng có đa nang và mở rộng.
Điều trị hội chứng buồng trứng đa nang có khó không?
Hội chứng buồng trứng đa nang không thể được chữa khỏi hoàn toàn nhưng bạn có thể đối phó với các triệu chứng. Bạn cũng có thể kiểm soát hội chứng này mà không cần dùng thuốc.
Nếu bị thừa cân, bạn nên tham khảo lời khuyên từ bác sĩ về việc ăn uống lành mạnh và tập thể dục để đạt được chỉ số BMI khỏe mạnh nhất. Tập thể dục và thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh cũng có thể giúp giảm bớt những thay đổi tâm trạng do hội chứng buồng trứng đa nang gây ra.
Khi có ý định điều trị mụn do hội chứng buồng trứng đa nang, bạn cần suy nghĩ vì điều trị mụn sẽ gây hại cho thai nhi nếu bạn thụ thai. Các phương pháp điều trị khác sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cho dù bạn muốn có con hay không. Bạn sẽ được giới thiệu đến một bác sĩ phụ khoa hoặc một bác sĩ chuyên về nội tiết.
Người mắc buồng trứng đa nang có thể làm gì nếu muốn mang bầu?
Nếu muốn có thai, bạn có thể xem xét phương pháp điều trị sau đây:
- Thuốc Clomiphene kích thích rụng trứng thường được sử dụng đầu tiên. Nếu không hiệu quả, bạn có thể sẽ được dùng thêm hormone sinh dục gonadotropins. Tuy nhiên, gonadotropins có nhiều khả năng kích thích buồng trứng của bạn quá mức và khiến bạn bị đa thai;
- Nếu bạn bị béo phì hoặc kháng clomiphene, thuốc metformin dành cho bệnh tiểu đường cũng có thể có hiệu quả. Nó sẽ làm tăng độ nhạy cảm của cơ thể với insulin, làm giảm nồng độ insulin với testosterone trong cơ thể và giúp bạn rụng trứng bình thường. Phương pháp điều trị này đã gây nhiều tranh cãi vì những lợi ích mà nó mang lại có thể không lớn hơn bao nhiêu so với rủi ro. Loại thuốc này có các tác dụng phụ không dễ chịu như buồn nôn và nôn, nhưng có thể ngăn được nếu sử dụng kết hợp với clomiphene.
- Bạn có thể được chỉ định ohẫu thuật buồng trứng. Một kỹ thuật được gọi là nội soi đốt điểm bề mặt buồng trứng (LOD) có thể giúp một số phụ nữ thụ thai nếu clomiphene không có hiệu quả. LOD có hiệu quả hơn và rủi ro cũng thấp hơn nên có thể thay thế cho gonadotrophin. LOD sẽ phá hủy các mô trên buồng trứng sản xuất testosterone. Những tác dụng của LOD sẽ không kéo dài, nhưng vẫn có thể cải thiện tình trạng mất cân bằng hormone đủ lâu để bạn có thể thụ thai.
Nếu bạn bị thừa cân, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn cố gắng đạt chỉ số BMI khỏe mạnh trước khi thử bất kỳ loại thuốc hoặc phương pháp hỗ trợ sinh sản nào. Thậm chí nếu bạn chỉ giảm được ít cân thì điều này cũng có thể làm lượng insulin trong cơ thể đến gần mức bình thường, khiến quá trình rụng trứng hoạt động trở lại.
Cùng Hello Bacsi giải đáp các thắc mắc về việc có thai khi đang mắc bệnh buồng trứng đa nang, cách chăm sóc bản thân và cách phòng ngừa hội chứng này trong phần 2 nhé.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!