Suy giáp có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai không?

Chuẩn bị mang thai - 11/24/2024

Suy giáp ảnh hưởng đến sự thụ thai như thế nào? Hãy tìm hiểu trên Hello Bacsi trước khi quyết định mang thai và biết cách cải thiện tình trạng của mình.

Tuyến giáp ảnh hưởng gần như tất cả các quá trình trao đổi chất trong cơ thể của bạn thông qua các hormone mà nó tạo ra. Rối loạn tuyến giáp có thể là chỉ một bướu cổ nhỏ vô hại không cần điều trị, cho đến nghiêm trọng hơn là ung thư đe dọa tính mạng của bạn. Các vấn đề về tuyến giáp phổ biến nhất liên quan đến việc sản xuất bất thường hormone tuyến giáp, quá nhiều hormone tuyến giáp sẽ tạo ra cường giáp và ngược lại sản xuất hormone không đủ sẽ dẫn đến suy giáp.

Mặc dù ảnh hưởng của các bệnh tuyến giáp sẽ khiến bệnh nhân rất khó chịu hoặc không thoải mái nhưng hầu hết chúng có thể được kiểm soát tốt nếu được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời.

Suy giáp ảnh hưởng đến sự thụ thai như thế nào?

Nếu bạn biết bạn bị suy giáp hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc bạn có nên có con hay không. Bác sĩ sẽ kiểm tra mức tuyến giáp của bạn và đảm bảo rằng chúng ổn trước khi bạn bắt đầu cố gắng thụ thai. Khi cơ thể bạn không phóng thích trứng/rụng trứng sẽ làm cho bạn không thể mang thai.

  • Bạn gặp rắc rối trong thời gian sau kinh nguyệt: khi nửa thứ hai của chu kỳ kinh nguyệt quá ngắn, trứng đã thụ tinh không thể cấy an toàn và phải rời khỏi cơ thể bạn khi kinh nguyệt xảy ra (đây còn gọi là hiện tượng sẩy thai rất sớm) và thường bị nhầm lẫn là một chu kì bình thường.
  • Cơ thể bạn có mức độ hormone kích thích tiết sữa cao: mức độ tăng lên của hormone phóng thích tuyến giáp và mức độ thấp của thyroxine sẽ dẫn đến sự rụng trứng không thường xuyên hoặc không rụng trứng.
  • Bạn bị mất cân bằng hormone khác: Việc giảm hormone sinh dục globulin, tăng hormone nữ estrogen và thiếu progesterone sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone thích hợp để sinh sản.

Nếu nồng độ hormone của bạn quá thấp, bạn có suy giáp và không bị rụng trứng như bình thường thì hãy nạp vào vừa đủ lượng hormone thyroxine mà bạn thiếu để có thể khôi phục lại khả năng sinh sản của bạn.

Bạn phải làm gì để cải thiện tình trạng của mình?

Khi cố gắng để có thai, bạn có thể vô tình phát hiện ra mình bị suy giáp. Bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ hormone để xem bạn có vấn đề với việc thụ thai hay không. (Các triệu chứng khác của suy giáp là kiệt sức, suy nhược và tăng cân nhiều.)

Nếu mức tuyến giáp của bạn quá thấp, bác sĩ sẽ khuyên bạn điều trị thay thế hormone thyroxine mà bạn đang thiếu và kê toa để bạn nạp được lượng hormone cần thiết trước khi bạn bắt đầu có con.

Một khi đã thụ thai, bạn sẽ cần có đủ thyroxine để giúp cơ thể thích ứng với mọi thay đổi khi mang thai mang lại. Việc phát triển trí não của bé cũng rất cần các hormone, vì vậy điều quan trọng là mức độ hormone mà bạn nạp vào là chính xác.

Nếu bạn bị ốm nghén nặng, hãy thay đổi thời gian uống thuốc của bạn. Hãy luôn luôn hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn cần tư vấn thêm.

Khi thai phát triển, nhu cầu hormone thyroxine của bạn sẽ có thể  tăng lên đáng kể, thậm chí có thể tăng gấp đôi. Bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ hormone của bạn bốn tuần một lần trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ, sau đó một lần nữa lúc vào lúc thai được 16 tuần và 28 tuần.

Bạn luôn có thể nhờ bác sĩ thực hiện các xét nghiệm máu. Tuy nhiên, nếu nồng độ thyroxine của bạn không ổn định, bạn nên tìm đến một chuyên gia. Việc chăm sóc kĩ lưỡng sẽ giúp bạn có thai và sinh con khỏe mạnh và thành công.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!