- Động viên và tạo mọi điều kiện để bệnh nhân đi khám và theo dõi sức khoẻ đều đặn tại cơ sở y tế để được củng cố về tầm quan trọng của sự tuân thủ điều trị.
- Cung cấp đầy đủ thông tin về điều trị ARV cho bệnh nhân: phác đồ điều trị, loại thuốc, số viên thuốc, cách uống, cách bảo quản, tác dụng phụ của thuốc, giá thuốc, v.v....
- Bệnh nhân phải nắm vững được tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trị, giúp họ chủ động đưa ra kế hoạch để đảm bảo sự tuân thủ.
- Giúp bệnh nhân xây dựng được thời gian biểu dùng thuốc hợp lý và đúng cách: gợi ý về giờ của các bữa ăn trong ngày, chỉ ra giờ dùng thuốc của các loại thuốc phù hợp với giờ ăn.
Động viên bệnh nhân trong trường hợp này có tác dụng rất lớn (ảnh: Internet)
- Động viên bệnh nhân nói về các rào cản sự tuân thủ của họ, giúp họ tìm được cách khắc phục các rào cản này.
- Đối với bệnh nhân nghiện rượu và nghiện ma tuý: cần giúp đỡ họ cai nghiện, giúp họ có được cuộc sống ổn định, có người hỗ trợ và giám sát điều trị, nếu có điều kiện thì cung cấp chế độ điều trị theo phương pháp giám sát trực tiếp (DOT).
- Vận dụng các nguồn lực để đảm bảo thuốc được cung cấp miễn phí, giúp bệnh nhân giảm được gánh nặng về tài chính.
- Tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè, nhóm hỗ trợ cả về tinh thần và vật chất, tạo niềm tin và lạc quan giúp bệnh nhân tuân thủ.
- Sản xuất các dạng thuốc phối hợp hai hay nhiều thành phần thuốc trong 1 viên để giảm gánh nặng về thuốc: điều này sẽ giúp bệnh nhân dễ nhớ giờ sử dụng thuốc và không sợ phải uống quá nhiều thuốc.
Sự động viên của người thân sẽ giúp bệnh nhân vượt qua bệnh tật dễ dàng hơn (ảnh: Internet)
- Bệnh nhân ít khi nói thật về việc tuân thủ bởi vì họ không muốn làm thày thuốc của mình thất vọng, vì vậy người bệnh cần được giáo dục, cung cấp thông tin càng nhiều về căn bệnh của mình và có kế hoạch điều trị thì họ càng có nhiều khả năng tuân thủ theo phác đồ được chỉ định.
- Nếu người bệnh tuân thủ kém, cần tìm hiểu về những vấn đề mà người bệnh gặp phải khi dùng thuốc như: Các tác dụng phụ của thuốc hoặc các bệnh lý mới xuất hiện; Do quên hoặc không hiểu đúng chỉ định; Do hết thuốc hoặc không có khả năng tài chính; Các vấn đề về tâm lý như không muốn chấp nhận tình trạng nhiễm HIV của mình, do không muốn để người khác thấy mình điều trị thuốc kháng HIV, do sợ bị phân biệt đối xử; Do có sự thay đổi trong cuộc sống; Thiếu sự hỗ trợ (gia đình, bạn bè, cán bộ y tế)...
- Người bệnh cần được tư vấn lại một cách cẩn thận. Những vấn đề của người bệnh cần được giải quyết để bảo đảm sự tuân thủ điều trị.
>>Xem thêm: Làm thế nào để bệnh nhân tuân thủ điều trị? (P1)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!