Làm thế nào để trẻ không bị hăm?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Hăm tã là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ em khó chịu, quấy khóc. Trung bình, cứ bốn em thì có một em bị hăm tã ít nhất một lần, làm sao để bé không bị hăm tã và cách chăm sóc trẻ khi bị hăm tã như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Hăm tã là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ em khó chịu, quấy khóc. Trung bình, cứ bốn em thì có một em bị hăm tã ít nhất một lần, làm sao để bé không bị hăm tã và cách chăm sóc trẻ khi bị hăm tã như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Hăm tã là gì và nguyên nhân khiến bé bị hăm tã?

Hăm tã là một chứng bệnh ngoài da, tại khu vực da tiếp xúc với tã của trẻ và bạn nên nhớ rằng, cho dù bạn dùng tã giấy hay tã vải, bé vẫn có nguy cơ bị hăm. Thông thường lớp da tại vùng tiếp xúc sẽ hơi đỏ, nặng hơn có thể nứt nẻ, đóng vẩy và có thể dẫn tới mưng mủ ở khu vực da bị hăm.

Có nhiều lý do gây ra chứng hăm tã, nhưng thông thường nhất là do nước tiểu của bé hoặc phần “lưu trú” lâu trong tã do các mẹ ít thay tã, để cho tã bẩn tiếp xúc với da quá lâu và từ các dấu hiệu hăm, tấy đỏ, nếu để nguyên không điều trị, lớp da trở nên căng bóng và có thể sinh ra mụn mủ. Chứng hăm tã cũng có thể do tắm bé xong, mẹ lau không khô đã vội quấn tã ngay...

Làm thế nào để trẻ không bị hăm?

Trong những trường hợp như vậy, chứng hăm tã chỉ xuất hiện ở những ngấn da ở phía trên đùi. Nếu bạn đang dùng tã vải, có khả năng bé của bạn bị hăm do phản ứng với các hóa chất trong bột giặt đã sử dụng để giặt giũ, hoặc là thuốc tẩy vải.

Hăm tã ở trẻ tuy phổ biến nhưng lại rất dễ điều trị và phòng ngừa.Các bà mẹ cần lưu ý các dấu hiệu ở trẻ và vấn đề tốt nhất trong phòng ngừa chính là vệ sinh cho bé thật sạch, thật đúng cách

Khi trẻ bị hăm tã thường xuất hiện những biểu hiện sau và có thể thấy bằng mắt thường, đó là: đỏ da ở vùng quấn tã; đỏ da ở xung quang bộ phận sinh dục, kèm theo mùi khai.

Vùng da đỏ có thể bắt đầu từ hậu môn của bé sau đó lan dần ra tới mông và đùi, da căng và có lốm đốm đỏ, ở giữa có mủ... một triệu chứng cũng dẫn đến hăm da ở trẻ đó là tiêu chảy cấp, bệnh thường xuất hiện vào ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 sau khi bị tiêu chảy.

2. Hướng dẫn cách giúp bé không bị hăm tã

Phân nhão do thuốc kháng sinh, thay đổi trong chế độ ăn uống hoặc những kích thích do mọc răng cũng khiến hăm phát triển. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn giảm cho bé bị hăm:

Nên dùng tã giấy có khả năng hút tốt vì nó sẽ khiến da của bé khô lâu. Nên thay tã cho con thường xuyên ngay cả khi bạn nghĩ bé không bị ướt.

Nên rửa sạch vùng quấn tã với nước sau khi thay tã. Không dùng khăn ướt có cồn để lau cho con

Nếu bé hăm nặng, sau khi vệ sinh xong nên nhúng mông của bé vào chậu nước có pha baking soda (một bát nhỏ baking soda vào một chậu nước). Cách này giúp trung hòa axit trong phân và nước tiểu. Sau đó, lau khô bằng khăn mềm.

Thỉnh thoảng, nên để mông, bẹn của bé được thoáng khí. Trong giấc ngủ ngắn của bé, nếu trời ấm, bạn có thể cởi bỉm cho con, gấp một chiếc tã vải lót trên tấm ni-lon rồi kê dưới mông của bé, tránh giường ướt do bé tè.

Có thể thoa kem chống hăm chứa oxit kẽm sau mỗi lần thay tã.

Nếu những nốt ban đỏ mọc dưới rốn của bé thì bạn nên gập cạp của bỉm ra bên ngoài để hạn chế phần cạp này cọ vào bụng của bé.

Làm thế nào để trẻ không bị hăm?

3. Cách chăm sóc khi trẻ bị hăm tã

Một trong số những nguyên nhân phổ biến nhất khiến bé bị hăm tã là do nước tiểu của bé đọng lại quá lâu nếu mẹ ít thay tã. Ngoài ra, hăm cũng có thể xảy ra do khi tắm xong, người bé còn ẩm ướt, chưa được lau khô hoàn toàn mà mẹ đã vội quấn tã cho bé.

Bên cạnh đó còn có thể do lạm dụng phấn rôm. Các bà mẹ thường lầm tưởng rằng phấn rôm có tác dụng làm mát da mát thịt, chống rôm sẩy và chống hăm. Thế nhưng ngược lại, sự thật là phấn rôm dễ làm bít tắc lỗ chân lông, gây khó khăn cho việc thoát ẩm của da và khiến hăm da xuất hiện.

Nếu được phát hiện sớm và xử lý kịp thời thì vùng da hăm sẽ nhanh chóng lành lặn. Quan trọng nhất là mẹ cần phải chú trọng vệ sinh cho bé. Mẹ cần chú ý rửa vùng kín cho bé ngay sau khi bé đi vệ sinh xong bằng nước ấm, sạch, rồi thấm khô bằng khăn bông và thay tã mới. Khi lau rửa, mẹ cần nhẹ nhàng, tránh để bé đau và xây xước da thêm. Dùng khăn ướt có thể làm khô da bé, mẹ nên cẩn thận chọn loại không cồn và không mùi.

Không dùng chung kem chống hăm cho nhiều bé. Nếu ngón tay bạn đã chạm vào vùng da bé bị hăm thì bạn không dùng lại ngón tay đó để lấy kem trong hũ nữa mà dùng ngón tay khác để lấy thêm kem.

Bên cạnh đó, mẹ cần rửa tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc với da bé và nhớ kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện khi tã lót của bé ướt.

Xem thêm:

  • Các cấp độ hăm tã ở trẻ sơ sinh mẹ cần biết
  • Trẻ bị hăm tã, khi nào cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!