Làm xét nghiệm nào để xác định bệnh lây truyền qua đường tình dục?

Xét Nghiệm - 11/24/2024

Chào Bác sĩ!

Phương pháp xét nghiệm ứng với từng loại bệnh?

Làm xét nghiệm nào để xác định bệnh lây truyền qua đường tình dục?

Bác sĩ Hà Văn Chấn trả lời bạn đọc: Mới 4 ngày mà đi xét nghiệm lậu, giang mai, Candida...và kết quả âm tính như vậy thì chưa yên tâm. Đối với từng loại bệnh giang mai, sùi mào gà, lậu, tôi xin giới thiệu xét nghiệm và phương pháp xét nghiệm, thời gian làm xét nghiệm với từng loại bệnh.

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh lậu

Từ thực trạng trên, xét nghiệm bệnh lậu thật sự là cần thiết và là việc nên làm nếu bạn có những dấu hiệu bệnh lậu. Phương pháp phát hiện kháng nguyên gồm 2 loại:

  • Thử nghiệm miễn dịch enzyme, sử dụng xét nghiệm lâm sàng biểu thị kháng nguyên lậu khuẩn.
  • Xét nghiệm Fluorescence trực tiếp, bằng cách phát hiện protein lậu màng ngoài tại kháng thể đơn để thử nghiệm miễn dịch huỳnh quang trực tiếp.

Các phương pháp xét nghiệm bệnh lậu:

  • Phương pháp xét nghiệm trực tiếp: Lấy chất bài tiết từ niệu đạo của người bệnh, nhuộm bệnh phẩm, soi thấy vi khuẩn bắt màu gram (-) nằm trong và ngoài bạch cầu đa nhân. Phương pháp này có hiệu quả lớn với người mắc lậu đơn thuần, cho tỷ lệ dương tính khoảng 90%; đối với các trường hợp bệnh lậu mạn tính tỷ lệ dương tính thấp hơn, vì vậy cần lấy dịch tiếp xúc ở tuyến tiền liệt nhằm nâng cao tỷ lệ phát hiện. Thời gian là sau khi tiếp với nguồn bệnh.
  • Phương pháp nuôi cấy: Lậu cầu được nuôi cấy là bằng chứng quan trọng để chẩn đoán. Tuy nhiên, đây là phương pháp khá mẫn cảm đối với những bệnh nhân có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng gì, nuôi cấy cho kết quả dương tính là có thể chẩn đoán. Trước đây, nuôi cấy là phương pháp duy nhất được tổ chức y tế thế giới khuyên dùng. Thời gian là khi có biểu hiện.
  • Phương pháp xét nghiệm tính nhạy cảm: Sau khi kết quả nuôi cấy dương tính, ta tiếp tục tiến hành thử nhiệm phản ứng của thuốc. Dùng phương pháp khuếch tán để kiểm tra tính nhạy cảm hoặc dùng phương pháp Agar pha loãng để xác định nồng độ kháng khuẩn nhỏ nhất (MIC).
  • Phương pháp xét nghiệm PPNG: Bệnh lậu dương tính cho kết quả PPNG, âm tính N-PPNG.

Xét nghiệm với bệnh giang mai

Ở giai đoạn mới bị nhiễm giang mai, do chưa có biểu hiện nên việc xét nghiệm giang mai là tương đối phức tạp. Bởi vì cơ thể chưa tạo ra kháng thể và xoắn khuẩn giang mai lại không thể nuôi cấy trong môi trường nhân tạo. Vì vậy, cách chẩn đoán chính xác nhất vẫn là lấy các vết loét giang mai, dịch âm đạo ở nữ và dịch niệu đạo ở nam để soi trên kính hiển vi tìm xoắn khuẩn giang mai. Thời gian làm xét nghiệm là sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh.

Khi có biểu hiện lâm sàng thì thường áp dụng hai phép thử là Test Rapid Plasma Reagin (RPR) và Treponema Pallidum Haemagglutination Asay (TPHA). Các phép thử này được thực hiện như sau:

  • Đầu tiên là làm xét nghiệm giang mai bằng phản ứng sàng lọc RPR, nếu kết quả cho là âm tính (-) thì tức là người bệnh không bị mắc giang mai. Trường hợp cho kết quả dương tính (+) thì có khả năng là người bị bệnh giang mai. Để chắc chắn, bác sĩ sẽ làm xét nghiệm định lượng hoặc làm phản ứng khẳng định bằng TPHA. Bởi, không phải trường hợp nào xét nghiệm RPR cũng cho kết quả chính xác.
  • Sau khi có kết quả nhiễm bệnh giang mai bằng RPR, các bác sĩ sẽ tiếp tục làm xét nghiệm khẳng định bằng TPHA. Nếu kết quả cho thấy là dương tính thì khả năng rất cao bạn đang bị mắc bệnh giang mai. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn không có bất kỳ hành vi quan hệ tình dục nào hoặc tình dục rất an toàn mà lại có kết quả TPHA (+) thì bạn nên làm thêm xét nghiệm Fluorescent Treponemal Antibody – Absorption (FTA-ABS) để sàng lọc, phân biệt bệnh giang mai với các nhiễm trùng khác. RPR ngoài dùng để xét nghiệm giang mai thì RPR còn được dùng để theo dõi trong quá trình hỗ trợ điều trị bệnh. Nếu lượng kháng thể giang mai gia tăng hoặc không giảm thì có nghĩa hỗ trợ điều trị không mang lại hiệu quả. Một số điều cần phải lưu ý khi xét nghiệm giang mai.
  • Ở các trường hợp giang mai thần kinh thì cần phải làm xét nghiệm RPR dịch não tủy – xét nghiệm kháng thể xoắn giang mai ở trong dịch não tủy.

Xét nghiệm với bệnh sùi mào gà tìm virus HPV

Phương pháp tế bào học phát hiện những bất thường của tế bào biểu mô cổ tử cung để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, được gọi là PAP’s smear. Nguyên lý dựa trên tính chất bong ra một cách tự nhiên, liên tục của tế bào âm đạo và cổ tử cung, đặc biệt là các tế bào bất thường thì tính bong sớm và rất dễ bong.

Phân tích hình thái học chi tiết người ta cho rằng dấu hiệu của tế bào bị nhiễm HPV là sẽ bị biến đổi thành các dạng tế bào đa nhân, tế bào đa nhân khổng lồ, hoặc nhân teo lại, hay có thể tìm thấy tế bào bóng, tế bào có vòng sáng quanh nhân....

Phương pháp PAP’s smear có độ nhạy và độ đặc hiệu cao. Tuy nhiên phương pháp này cũng có tỉ lệ âm tính giả.

Ngày nay, nhờ sự tiến bộ không ngừng của công nghệ xét nghiệm sinh học phân tử, đặc biệt là kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang PCR cho phép nhận biết chính xác có nhiễm HPV hay không và nhiễm type nào để tìm thấy nguy cơ cao hay thấp có khả năng dẫn đến ung thư cổ tử cung.

Thời gian là sau 7 ngày đi làm xét nghiệm.

Sau quan hệ không an toàn cần làm thêm các xét nghiệm nào?

Trả lời câu hỏi nên làm thêm các xét nghiệm nào để an tâm hơn, Bác sĩ Hà Văn Chấn cũng nhấn mạnh:

  1. Nếu là bệnh giang mai thì sau 4 ngày lấy dịch ở vết loét, dịch âm đạo soi trực tiếp trên kính hiển vi nền đen tìm xoắn khuẩn.
  2. Nếu là bệnh lậu sau 4 ngày, bạn có thể làm xét nghiệm soi trực tiếp, lấy chất bài tiết từ niệu đạo của người bệnh nhuộm bệnh phẩm soi thấy vi khuẩn lậu bắt màu Gr- nằm trong bạch cầu đa nhân.
  3. Đối với bệnh sùi mào gà (nhiễm virut HPV) thì sau 7 ngày làm xét nghiệm PAP's smear.

Chúc sức khỏe!

Để được bác sĩ gọi điện tư vấn miễn phí về xét nghiệm, hãy để lại thông tin của bạn vào form dưới đây:

Nơi sinh sống Hà Nội Hồ Chí Minh An Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Bắc Kạn Bắc Giang Bạc Liêu Bắc Ninh Bến Tre Bình Dương Bình Định Bình Phước Bình Thuận Cao Bằng Cà Mau Cần Thơ Đà Nẵng Đắk Nông Đắk Lắk Đồng Nai Điện Biên Đồng Tháp Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tĩnh Hải Dương Hải Phòng Hậu Giang Hòa Bình Hưng Yên Khánh Hòa Kiên Giang Kon Tum Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Lâm Đồng Long An Nam Định Nghệ An Ninh Bình Ninh Thuận Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Ninh Quảng Trị Sơn La Sóc Trăng Tây Ninh Thái Bình Thái Nguyên Thanh Hóa Thừa Thiên - Huế Tiền Giang Trà Vinh Tuyên Quang Vĩnh Phúc Vĩnh Long Yên Bái Nước ngoài

Đăng ký nhận tư vấn

07/05/2018 - Theo: Cộng đồng Lily & WeCare

11 lượt đọc

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!