Chỉ cần tin rằng, bạn đang làm một điều gì đó để giúp mình vượt qua nỗi đau chia tay người yêu cũ cũng có thể ảnh hưởng đến các vùng não kết hợp với sự điều tiết cảm xúc và làm giảm nhận thức về sự đau đớn.
Đó là kết quả của một nghiên cứu mới của Đại học Colorado Boulder. Nghiên cứu này đo lường tác động về mặt thần kinh và hành vi của giả dược đối với một nhóm tình nguyện viên vừa chịu tổn thương vì tình.
Đây là nghiên cứu đầu tiên đo lường tác động của giả dược lên cảm xúc thất tình của con người. Ảnh: Fotolia.
Tác giả đứng đầu nghiên cứu, Leonie Koban, cho biết: 'Chia tay người yêu là một trong những trải nghiệm cảm xúc tiêu cực nhất mà con người có thể có. Nó cũng là yếu tố quan trọng phát triển những vấn đề tâm lý xấu. Trong nghiên cứu, chúng tôi tìm thấy giả dược có thể có tác động khá mạnh đến việc giảm cường độ đau xã hội'.
Suốt nhiều thập kỷ, khoa học đã chỉ ra rằng các phương pháp điều trị bằng placebo (giả dược) có thể giảm đau, chữa bệnh Parkinson và các bệnh lý thể chất khác. Nghiên cứu mới được công bố vào tháng 3 trên Journal of Neuroscience là lần đầu tiên người ta đo được tác động của giả dược với cảm giác đau đớn do tình cảm.
Các nhà nghiên cứu tuyển 40 tình nguyện viên đã trải qua một mối quan hệ 'lãng mạn không mong muốn' trong vòng 6 tháng. Họ được yêu cầu đem một bức ảnh về người cũ và một bức ảnh của người bạn tốt cùng giới tới phòng thí nghiệm.
Bên trong máy chụp cộng hưởng từ chức năng (fMRI), người tham gia đã được cho xem lại ảnh của người yêu cũ và được yêu cầu nhớ lại sự chia tay. Sau đó, họ được xem ảnh bạn bè. Họ cũng bị làm đau cơ thể bằng kích thích nóng trên tay trái.
Những kích thích này được lặp đi lặp lại, các đối tượng tiến hành đánh giá mức độ cảm giác của họ trên thang điểm từ 1 (rất xấu) đến 5 (rất tốt). Trong khi đó, máy fMRI vẫn theo dõi hoạt động của não bộ.
Qua đó, mặc dù không đồng nhất, nhưng các vùng não sáng lên trong thời gian cơ thể bị làm đau và tinh thần bị đau cũng tương tự nhau. Các đối tượng ra ngoài được đưa cho một chai xịt mũi. Một nửa trong số người tham gia nói rằng đó là loại 'thuốc giảm đau có hiệu quả trong việc giảm đau cảm xúc', một nửa nói nó chỉ là dung dịch muối.
Làm việc mà mình tin nhờ đó mình có thể thay đổi tâm trạng sẽ giúp bản thân bớt đau khổ - Ảnh: 29secrets.
Quay lại bên trong máy, các đối tượng một lần nữa phải xem lại hình ảnh của người cũ và chịu đau đớn. Nhưng nhóm giả dược không chỉ cảm thấy cơ thể ít đau hơn và cảm thấy tốt hơn về mặt cảm xúc, trong khi não của họ cũng phản ứng khác khi thấy người cũ.
Hoạt động ở vỏ não trước trán vùng lưng bên (dorsolateral prefrontal cortex) - một khu vực liên quan đến cảm giác điều chỉnh - tăng lên nhanh chóng. Trên khắp não, các khu vực liên quan đến việc chia tay đều hoạt động.
Đáng chú ý, sau khi dùng giả dược, thời điểm người tham gia cảm thấy tốt nhất, hoạt động ở khu vực của não giữa được gọi là chất xám quanh cống não (periaqueductal gray - PAG) cũng tăng. PAG đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh mức độ các chất hoá học chỉ đau đớn trong não, hay opioid, và những chất dẫn truyền thần kinh cảm giác tốt như dopamine.
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, tác dụng giả dược dùng đơn lẻ không chỉ giảm bớt chứng trầm cảm, mà còn có thể làm cho thuốc chống trầm cảm hoạt động tốt hơn. Tor Wager, giáo sư Khoa tâm lý học và hoa học thần kinh tại CU Boulder, phát biểu: 'Trong một số trường hợp, chất hóa học thực sự cí trong thuốc ít hơn chúng ta từng nghĩ'.
Tóm lại, nếu đang buồn vì thất tình, hãy làm những gì mà bạn tin rằng sẽ khiến cho tâm trạng khởi sắc hãy thử ngay vì nó sẽ có tác dụng.
(Sciencedaily)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!