Lăn kim trị sẹo rỗ có thực sự hiệu quả?

Dưỡng Da - 04/27/2024

Phương pháp làm đẹp có tên lăn kim trị sẹo trong thời gian qua được nhiều chị em quan tâm. Tuy nhiên, để hiểu rõ về phương pháp làm đẹp này, không phải ai cũng biết. Thế nên, nhiều chị em vô tình đã sử dụng phương pháp này dẫn tới những biến chứng không tốt. Vậy lăn kim trị sẹo có thực sự hiệu quả? Cùng Lily & WeCare tìm hiểu lý do ngay qua bài viết này.

Phương pháp làm đẹp có tên lăn kim trị sẹo trong thời gian qua được nhiều chị em quan tâm. Tuy nhiên, để hiểu rõ về phương pháp làm đẹp này, không phải ai cũng biết. Thế nên, nhiều chị em vô tình đã sử dụng phương pháp này dẫn tới những biến chứng không tốt. Vậy lăn kim trị sẹo có thực sự hiệu quả? Cùng Lily & WeCare tìm hiểu lý do ngay qua bài viết này.

Lăn kim trị sẹo rỗ có thực sự hiệu quả?

Lăn kim trị sẹo là gì?

Lăn kim trị sẹo đơn giản là phương pháp sử dụng các đầu kim nhỏ tác động trực tiếp vào vùng bị sẹo tạo ra những tổn thương giả mạo kích hoạt quá trình cơ chế tự làm lành tổn thương của cơ thể, đồng thời cấy trực tiếp tế bào gốc, nuôi dưỡng, phục hồi làm lành những hư tổn từ sâu bên trong. Đặc biệt, phương pháp lăn kim trị sẹo giúp vết thương tự phục hồi mà vẫn giữ mô da nguyên vẹn, không hề gây tổn thương nào đáng kể.

Lăn kim trị sẹo rỗ có thực sự hiệu quả?

Giai đoạn tiến hành lăn kim trị sẹo

Giai đoạn 1: Tạo tổn thương giả mạo – Kích thích quá trình lấp đầy sẹo lõm

Thiết bị sử dụng trong lăn kim là những bánh lăn được gắn những đầu kim chỉ có kích thước từ 0.05-0.06mm, tác động chỉ với độ sâu vi điểm 1mmm. Việc lăn kim sẽ kích thích cơ chế tự làm lành vết thương của cơ thể, tạo phản ứng sản sinh mạnh mẽ chuỗi lên kết collagen và elastin, lấp đầy dần dần những hố sâu, bị thụt lún bên trong do sẹo gây nên.

Giai đoạn 2: Cấy tế bào gốc – Phục hồi, trẻ hóa, tại tạo da

Tế bào gốc sau khi được chiết tách li tâm (PRP) lấy những tế bào khỏe mạnh và có khả năng sinh sản tốt nhất sẽ được cấy và đưa trực tiếp vào sâu các lớp tế bào bên trong. Qua hàng ngàn những tác động tổn thương vi điểm, khả năng thẩm thấu tế bào gốc lên đến 1000 lần so với các giải pháp thông thường. Chính vì vậy mà các dưỡng chất tế bào gốc sau khi cấy sẽ phát huy tối đa tác dụng. Quá trình tái tạo, trẻ hóa diễn ra liên tục, các tế bào già cỗi sẽ được loại bỏ thay thế là bề mặt da phẳng mịn, lỗ chân lông se khít, tươi trẻ, mịn màng.

Lăn kim trị sẹo có thực sự hiệu quả?

Theo chia sẻ của các chuyên gia bệnh viện thẩm mĩ Kangnam,lăn kim trị sẹolà phương pháp hoạt động trên nguyên tắc kích thích hình thành mô da mới giúp vết thương tự phục hồi mà làn da vẫn nguyên vẹn, không hề có tổn thương nào đáng kể. Phương pháplăn kim trị sẹokhông chỉ cải thiện đáng kể vết sẹo từ bên ngoài mà còn phục hồi cấu trúc da, chữa lành những hư tổn từ sâu bên trong.

Lăn kim là phương pháp trị sẹo an toàn và hiệu quả thấy rõ sau mỗi lần lăn kim. Tuy nhiên có nhiều trường hợp sẹo mức độ nặng, các vết sẹo lâu năm thì lăn kim sẽ không mang lại hiểu quả cao. Trong những trường hợp này, các chuyên gia khuyên bạn nên lựa chọn tới công nghệ cấy da siêu vi điểm.

Lăn kim trị sẹo rỗ có thực sự hiệu quả?

Cần cẩn trọng trước khi tiến hành lăn kim

Theo thông tin đăng tải trên báo Vnexprees, các chị em tiến hành lăn kim cần cẩn trọng hơn. Theo các bác sĩ da liễu, tái sử dụng kim, dù là kim tốt hoặc dùng kim Trung Quốc giá cực mềm, đều ẩn chứa nguy cơ. Với kim tái sử dụng nhiều lần, chất lượng kém lại được thực hiện trong môi trường không đảm bảo vệ sinh, sẽ gia tăng nguy cơ tổn thương và viêm nhiễm, dẫn đến sưng tấy da kéo dài. Ngoài ra, người làm đẹp có thể bị nhiễm HIV/AIDS nếu kim không được vệ sinh theo đúng tiêu chuẩn bệnh viện. Riêng loại kim trôi nổi, đầu kim không đủ nhỏ và sắc, khi thực hiện trị liệu sẽ làm rách mô liên kết, thủng mạch và mao mạch máu dẫn đến hình thành các ổ tụ huyết cầu dưới da làm da sạm đen sau khi lăn.

Bác sĩ Ngô Quốc Hưng - Trưởng khoa Thẩm mỹ Bệnh viện Da Liễu TP HCM cho biết, kim lăn tạo ra vi tổn thương để kích thích cơ thể tăng sinh tế bào. Chu trình tăng sinh này kéo dài và kết thúc trong tám tuần. Lần đầu hiệu quả đến 70%, lần thứ nhì 20%, lần thứ ba là 10%. Vì vậy, làm với tần suất quá dày sẽ giảm hiệu quả, thậm chí còn phá hủy những gì quá trình tăng sinh tạo ra, gây tốn kém cho bệnh nhân.

Các bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ của Bệnh viện Da Liễu TP HCM khuyến cáo, lăn kim tưởng chừng như là một phương pháp vô cùng đơn giản (xăm da rồi bôi dưỡng chất), nhưng nếu kỹ thuật lăn không chuẩn, có thể dẫn tới rách da, khiến tình trạng sẹo mụn trở nên xấu hơn.

Lăn kim trị sẹo rỗ có thực sự hiệu quả?

Những loại da tuyệt đối không được lăn kim

  • Da quá mỏng, gân xanh nổi quá nhiều, mao mạch hiện rõ (những loại da này đang bị nhiễm corticoid)
  • Da đang bị viêm (do mụn viêm to hoặc do dị ứng)
  • Da quá nhạy cảm và thiếu Collagen
  • Da bị chân nám sâu và lớp sừng quá dày
  • Bệnh nhân dị ứng sản phẩm hỗ trợ lăn hoặc dị ứng dưỡng
  • Tuyệt đối không lăn cho da bị mụn viêm, mụn mủ, mụn bọc.

Ngân Trần

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!