Lịch tiêm ngừa cực kì cần thiết cho trẻ sơ sinh, mẹ không biết là hại con rồi đấy

Làm mẹ - 11/24/2024

Mỗi trẻ khi sinh ra cho đến khi 15 tuổi cần phải được tiêm ngừa những mũi vacxin sau đây, trong đó nhiều loại phải được chích nhắc nhiều lần.

Tiêm ngừa là một điều cực kì cần thiết đối với trẻ em. Tổ chức Y tế Thế giới cũng đã khuyến cáo trẻ em nên được tiêm chủng đầy đủ những vacxin phòng ngừa các bệnh nguy hiểm. Đó là một trong những việc mẹ bắt buộc phải nhớ để bảo vệ sức khỏe cho con yêu.

Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch đối với nhiều bệnh vì chúng nhận được kháng thể từ mẹ. Tuy nhiên, thời gian này có thể chỉ kéo dài 1 tháng cho tới 1 năm. Ngoài ra, trẻ nhỏ không có được miễn dịch của người mẹ đối với 1 số bệnh có vacxin phòng như bệnh ho gà.

Không chỉ vậy, việc tiêm chủng cho trẻ sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh ở trẻ, hoặc nếu có nhiễm bệnh thì tình trạng bệnh của bé cũng không quá nặng như những trẻ chưa được tiêm phòng.

Do đó, mỗi trẻ khi sinh ra cho đến khi 15 tuổi cần phải được tiêm ngừa những mũi vacxin sau đây, trong đó nhiều loại phải được chích nhắc nhiều lần. Bạn có thể theo dõi bảng tiêm ngừa cho trẻ do bác sĩ Trương Hữu Khanh của Bệnh viện Nhi đồng 1, TPHCM.

Lịch tiêm ngừa cực kì cần thiết cho trẻ sơ sinh, mẹ không biết là hại con rồi đấy

Bảng tiêm ngừa cho trẻ do bác sĩ Trương Hữu Khanh của Bệnh viện Nhi đồng 1, TPHCM (Ảnh: Internet)

Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý về khoảng cách khi tiêm các mũi vacxin:

- Nếu là một vắc xin 'sống' (Lao, Sởi, Quai bị, Rubella, Thủy đậu) với một vắc xin 'bất hoạt' (các loại còn lại): chích cùng lúc hoặc cách bao lâu cũng được. Có nơi hẹn cách 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng là bình thường.

- Nếu là một vắc xin sống (Sởi, Quai bị, Rubella) với một vắc xin sống khác (Thủy đậu): chích cùng lúc hoặc cách ít nhất 1 tháng. Hẹn cách 1 tháng là bình thường.

- Chích cùng lúc là chích cùng một buổi tiêm, cách nhau 30 phút theo dõi. Cách này có thuận lợi là: thuận tiện đi lại (bé ở xa), bảo vệ nhanh với nhiều bệnh (như khi có dịch, đi du lịch hay các bé chích trễ lịch…). Nhưng cũng có chút bất lợi là đau nhiều hơn hoặc sốt nhiều hơn.

Và đặc biệt, những việc mẹ cần phải lưu ý sau khi cho trẻ tiêm ngừa:

- Mang theo sổ khám bệnh và thông báo trước cho nhân viên y tế về tình trạng sức khỏe cũng như các bệnh mãn tính của trẻ, tiền sử dị ứng, nhất là phản ứng của bé với những lần tiêm phòng khác.

- Không để bé đói, cũng không cho bé ăn quá no.

- Sau khi tiêm nên ngồi đợi tại cơ sở y tế theo thời gian yêu cầu của bác sĩ để theo dõi tình trạng của bé.

- Sau khi tiêm, phần lớn các bé sẽ bị sốt nhẹ, chỗ tiêm sưng đỏ, phồng rộp. Đây là điều hoàn toàn bình thường, mẹ không phải lo lắng quá.

Lịch tiêm ngừa cực kì cần thiết cho trẻ sơ sinh, mẹ không biết là hại con rồi đấy

Sau khi tiêm, phần lớn các bé sẽ bị sốt nhẹ, chỗ tiêm sưng đỏ, phồng rộp. Đây là điều hoàn toàn bình thường, mẹ không phải lo lắng quá. (Ảnh: Internet)

- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ để hạn chế nguy cơ bị nhiễm trùng.

- Một số bé có cơ địa đặc biệt sẽ bị sưng đỏ và nổi cục cứng, đau tại chỗ tiêm, có thể kéo dài khoảng 6-8 tiếng. Nhưng nếu vết tiêm sưng to kéo dài liên tục thì nên đưa bé đến bác sĩ kiểm tra.

- Tuyệt đối không được khoai tây, đắp chanh theo kinh nghiệm dân gian truyền tai vì có thể gây nhiễm trùng vết tiêm. Thay vào đó, mẹ chườm đá lạnh để giúp bé giảm đau.

- Nếu bé bị sốt, mẹ có thể cho bé uống thuốc hạ sốt theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Nếu trẻ sốt cao liên tục 39 độ, bú kém hoặc bỏ bú và quấy khóc nhiều, da tím tái, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện ngay.

- Không cho bé sử dụng thuốc có thành phần axit salicylic hoặc aspirin, bởi vì 2 thành phần này có thể kết hợp với thành phần thuốc trong vắc-xin gây ra những triệu chứng nghiêm trọng.

(Nguồn: Tổng hợp)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!