Tổ chức Y Tế Thế Giới đã ban hành lịch tiêm phòng chuẩn cho trẻ dưới 2 tuổi, tất cả các bệnh cần tiêm phòng này đều có văcxin nhập về Việt Nam. Dưới đây là lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh tới 2 tuổi mà các bậc phụ huynh cần chú ý nắm bắt.
Dưới đây là lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh đến 2 tuổi
1. Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh (tiêm càng sớm càng tốt sau khi sinh):
- Lao: tiêm 1 mũi, tiêm ở vai trái
- Viêm gan B mũi 1 (tốt nhất là 24h sau sinh), mũi này thường được tiêm trong bệnh viện sau khi bé vừa sinh.
2. Tiêm phòng cho trẻ 2 tháng tuổi: 6 in 1 hoặc 5 trong 1 (6 in 1 có thêm ngừa bại liệt); tiêu chảy Rota
3. Tiêm phòng cho trẻ 3 tháng tuổi: 5 in 1 + bại liệt – mũi 2 (hoặc 6 in 1 lần 2). 1 năm sau nhắc lại mũi 4 và 8 năm sau nhắc lại mũi 5 viêm gan B.
4. Tiêm phòng cho trẻ 4 tháng tuổi: 5 in 1 + bại liệt – mũi 3 (hoặc 6 in 1 lần 3). Một năm sau nhắc lại mũi 4
5. Tiêm phòng cho trẻ 6 tháng tuổi: cúm ( Tiêm lần đầu tiên: trẻ 6 – 36 tháng tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng, trẻ trên 36 tháng tiêm 1 mũi, nhắc lại hàng năm)
Tiêm phòng cho trẻ 9 tháng tuổi: mũi 1 sởi, quai bị rubella (cái này có vacxin phối hợp 3 in 1 nhé nên chỉ tiêm 1 mũi thôi), mũi 2 tiêm sau 6 tháng, nhắc lại sau 4 năm.
6. Tiêm phòng vắc xin cho trẻ 9 tháng tuổi: mũi 1 sởi, quai bị rubella MMR (cái này có vacxin phối hợp 3 in 1 nhé nên chỉ tiêm 1 mũi thôi), mũi 2 tiêm sau 6 tháng, nhắc lại sau 4 năm.
7. Tiêm phòng cho trẻ 12 tháng tuổi:
- Thủy đậu: Với vacxin Okavav của Pháp thì tiêm 1 mũi. Với vacxin Varilrix của Bỉ thì từ 12 tháng – 12 tuổi tiêm 1 mũi, trên 12 tuổi tiêm 2 mũi cách nhau 6 -8 tuần.
- Viêm não Nhật Bản: Tiêm 2 mũi đầu cách nhau 1 – 2 tuần, mũi 3 sau 1 năm và cứ 3 năm tiêm nhắc lại 1 lần đến khi 15 tuổi.
- Viêm gan A: Tiêm 2 mũi cách nhau 6 tháng nếu là vacxin Pháp, hoặc cách 1 năm nếu là vacxin Thụy Sỹ
8. Tiêm phòng vắc xin cho trẻ 15 – 18 tháng tuổi:
- Chích nhắc lại vắc xin bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, Hib mũi 4. Thường bác sĩ sẽ chỉ định chích vắc xin 5 trong 1 dịch vụ Pentaxim nhưng trong trường hợp hết thuốc, phụ huynh có thể thay thế bằng mũi 5 trong 1 Qinvaxem trong chương trình TCMR và bổ sung thêm vắc xin uống ngừa bại liệt. Chích nhắc lại sau mỗi 3 năm đến 12 tuổi.
- Chích mũi 2 sởi, quai bị rubella – vắc xin MMR. Chích nhắc lại sau 4 – 5 năm
9. Tiêm phòng cho trẻ 24 tháng tuổi:
- Viêm màng não do mô cầu: Tiêm 1 mũi, cứ 3 năm tiêm nhắc lại 1 lần
- Phế cầu khuẩn: Tiêm 1 mũi, cứ 3 năm tiêm nhắc lại 1 lần
- Thương hàn: Tiêm 1 mũi, cứ 3 năm tiêm nhắc lại 1 lần
Rubella có lây qua sữa mẹ không?
Tiêm phòng vaccine có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ không?
Nên tiêm phòng trước khi mang thai bao lâu?
Mách mẹ địa chỉ tiêm phòng vac-xin tại hai thành phố lớn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
Mang thai lần 2 tiêm uốn ván có thực sự cần thiết?
Những lưu ý đối với trẻ “bị trễ lịch tiêm chủng”
Tiêm nhắc hoặc tiêm bổ sung các liều vắc-xin cơ bản giúp trẻ phòng tránh những bệnh lý nguy hiểm có thể gây hại cho trẻ một cách hoàn hảo nhất thông qua trí nhớ miễn dịch khi trẻ được tiêm ngừa bằng các loại vắc-xin (thuốc chủng) tương thích. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng dành cho trẻ nhỏ:
- Với các liều vắc-xin tiêm nhắc hoặc tiêm bổ sung về cơ bản tính an toàn không khác biệt với các liều tiêm trước đó, quan trọng hơn các liều tiêm nhắc hoặc tiêm bổ sung còn giúp loại trừ những cơ địa nghi ngờ bị mẫn cảm được phát hiện ở các liều gây miễn dịch cơ bản trước đó giúp việc tiêm chủng cho trẻ an toàn hơn.
- Kháng thể (chất bảo vệ) được thụ hưởng sau khi tiêm các loại vắc-xin sẽ giảm dần theo thời gian, đôi khi biến mất, nhưng trí nhớ miễn dịch vẫn còn duy trì.
- Hầu hết các loại vắc-xin đều sinh ra trí nhớ miễn dịch và tồn tại rất lâu. Nhờ trí nhớ miễn dịch nên hệ thống miễn dịch đáp ứng rất nhanh khi tiêm vắc-xin liều nhắc hoặc liều bổ sung, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ tạo ra lượng kháng thể đầy đủ giúp bảo vệ tối ưu cho trẻ.
- Về mặt khoa học, tăng khoảng cách giữa các liều vắc-xin trong loạt tiêm cơ bản hoặc tăng khoảng cách mũi tiêm nhắc không làm giảm hiệu quả của vắc-xin. Ngược lại, giảm khoảng cách giữa các liều (nghĩa là tiêm vắc-xin sớm hơn so với lịch hẹn) có thể gây hiện tượng giao thoa giữa đáp ứng kháng thể của cơ thể đối với vắc-xin cần tiêm và kháng thể bảo vệ của những lần tiêm trước đó, sẽ làm giảm đáng kể hiệu quả và tác dụng bảo vệ của thuốc chủng ngừa.
Như vậy phụ huynh cần ghi nhớ không cần tiêm vắc-xin lại từ đầu nếu lịch tiêm ngừa của trẻ bị trễ so với hẹn. Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp ích được nhiều cho các bậc phụ huynh!
Theo Phụ Nữ Today
Xem thêm:
- Những mũi tiêm phòng vaccine bắt buộc dành cho trẻ sơ sinh
- Cách giúp trẻ em không khóc khi đi tiêm phòng
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!