Theo Men's Health, phân tích dữ liệu từ 15.000 người Anh, các nhà khoa học ở Đại học Cambridge (Anh) phát hiện tỷ lệ tử vong do ung thư trong vòng 15 năm của đàn ông bị rối loạn lo âu cao gấp đôi người bình thường. Dưới tác động của trạng thái tâm lý căng thẳng, nhóm này cũng ít tập thể dục và thường mắc thêm các bệnh liên quan đến ung thư.
Lo âu không tốt cho sức khỏe (Ảnh minh họa: stayathomemum.com.au)
Lý giải hiện tượng trên, tiến sĩ Olivia Remes đứng đầu nhóm nghiên cứu cho rằng lo lắng kéo dài khiến các hormone stress như cortisol tăng lên. Điều này cản trở khả năng sửa chữa ADN của tế bào, tạo cơ hội hình thành tế bào ung thư cũng như thúc đẩy sự phát triển của các khối u hoặc đột biến gây ung thư.
Tôi có mắc rối loạn lo âu xã hội không? (Việt hóa bởi Songkhoe.vn)
Tiến sĩ Remes nhận định cần tiến hành thêm các công trình để khẳng định mối liên kết giữa lo lắng và ung thư. Ông khuyến cáo người bị rối loạn lo âu nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ gia đình, bạn bè, bác sĩ sớm nhất có thể. Các dấu hiệu đặc trưng của chứng bệnh bao gồm lo lắng không kiểm soát, khó tập trung và mất ngủ. Tùy từng trường hợp, bệnh nhân sẽ được trị liệu nhận thức hành vi, uống thuốc chống lo âu hoặc kết hợp cả hai.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!