Rối loạn lo âu: Hệ quả từ thái độ sống tiêu cực

Vui khỏe - 11/24/2024

Đối mặt với những áp lực có thể dẫn khiến bạn mắc chứng rối loạn lo âu. Hãy xem mức độ stress của bạn đến đâu nhé.

Rối loạn lo âu xảy ra khi nào?

Bạn cảm thấy lo lắng khi đối mặt với một tình huống khó khăn: một cuộc phỏng vấn hay một kỳ thi quan trọng. Điều đó hoàn toàn bình thường. Nhưng nếu lo lắng và sợ hãi gây trở ngại cho cuộc sống hàng ngày của bạn, có thể bạn đã bị rối loạn lo âu. Có rất nhiều kiểu rối loạn lo âu. Một khi bạn hiểu được rối loạn của mình, bạn có thể đi những bước tiếp theo để đẩy lùi các triệu chứng và sống vui vẻ.

Rối loạn lo âu: Hệ quả từ thái độ sống tiêu cực

Áp lực cuộc sống khiến bệnh rối loạn lo âu trở nên trầm trọng (Ảnh minh họa: Internet)

Lo âu là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đối mặt với nguy hiểm. Tuy nhiên, lo lắng không phải lúc nào cũng là điều xấu. Trong thực tế, sự lo lắng có thể giúp bạn tỉnh táo và tập trung, thúc đẩy hành động, tạo động lực giải quyết vấn đề. Nhưng khi sự lo lắng quá thái quá, khi nó cản trở mối quan hệ và hoạt động của bạn, lo lắng không còn phát huy tác dụng nữa, mà bạn đã đi quá giới hạn, lo lắng trở thành rối loạn lo âu.

Triệu chứng của lo lắng quá mức

Lo lắng quá mức, hay còn gọi là hoảng loạn, đôi khi là đỉnh điểm của sự sợ hãi. Lo lắng quá mức thường xảy ra đột ngột và không báo trước. Ví dụ, suy nghĩ về bài phát biểu sắp tới, bạn có xu hướng mất phương hướng trong việc điều chỉnh cảm xúc. Trong nhiều trường hợp, lo lắng đến một cách bất ngờ khiến bạn có cảm giác như bị rơi tự do trong thang máy. Sự lo âu đáng sợ đến nỗi nhiều người tin rằng họ đang trải qua một cơn đau tim. Đặc biệt là ở nơi đông người, khi mà bạn không thể nhờ cậy vào ai hoặc bạn không dễ dàng thoát ra khỏi hoàn cảnh thực tại.

Rối loạn lo âu tổng quát

Bạn sẽ mắc chứng rối loạn lo âu tổng quát nếu lo lắng và sợ hãi liên tục làm bạn hoảng hốt từ ngày này sang ngày khác và xáo trộn hoạt động hằng ngày. Hơn nữa, bạn thường xuyên có cảm giác điều gì xấu sắp xảy ra, cảm giác này luôn dai dẳng và thường trực. Nếu kéo dài, bạn có thể mắc chứng lo âu mãn tính, cảm thấy bất an trong mọi thời điểm, dù không có lí do rõ ràng nào. Những triệu chứng thường thấy có thể là mất ngủ, đau dạ dày, bồn chồn và mệt mỏi.

Rối loạn lo âu: Hệ quả từ thái độ sống tiêu cực

Rối loạn lo lâu gây xáo trộn cuộc sống của bạn (Ảnh minh họa: Internet)

Rối loạn hoảng sợ (bệnh hoảng sợ)

Biểu hiện của rối loạn hoảng sợ là các cơn hoảng sợ lặp đi lặp lại, xuất hiện bất ngờ, cũng như nỗi sợ có điều gì xấu xảy sắp xảy ra. Rối loạn hoảng sợ có thể kèm theo sợ khoảng rộng. Nếu bạn sợ khoảng rộng, bạn có xu hướng tránh những nơi công cộng như trung tâm mua sắm hoặc không gian hạn chế như máy bay.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế gồm các triệu chứng như không thể kiểm soát được những hành vi không mong muốn. Bạn có thể lặp đi lặp lại một nỗi lo như quên tắt lò nướng hoặc có thể đang làm tổn thương ai đó. Bạn cũng có thể có những hành động không kiểm soát được, như việc rửa tay tay lặp lại nhiều lần dù đã sạch.

Ám ảnh

Ám ảnh là một nỗi sợ hãi không có thực hoặc phóng đại một đối tượng hoặc tình huống cụ thể, mà trong thực tế không nguy hiểm đến thế. Ám ảnh thường gặp có thể là nỗi sợ động vật như rắn và nhện, sợ độ cao. Trong trường hợp bị ám ảnh nặng, bạn có xu hướng tránh những thứ làm bạn sợ. Tuy nhiên, càng tránh, bệnh càng trầm trọng.

Rối loạn lo âu: Hệ quả từ thái độ sống tiêu cực

Bạn càng né tránh mọi thứ, bệnh không tầm thường như bạn nghĩ (Ảnh minh họa: Internet)

Người mắc chứng sợ hãi có những biểu hiện như luôn nghĩ rằng bản thân đang bị người khác đánh giá hay soi mói ở nơi công cộng. Nhìn chung, những người bị rối loạn lo âu xã hội thường là những người cực kỳ nhút nhát. Trong trường hợp nặng, họ thường tránh và sợ những nơi đông người.

Rối loạn căng thẳng sau chấn thương

Rối loạn căng thẳng sau chấn thương là một rối loạn lo âu thái quá, xảy ra do hậu quả của sự việc đau buồn hoặc đe dọa tính mạng. Rối loạn căng thẳng sau chấn thương bao gồm những hồi tưởng hoặc những cơn ác mộng về những gì đã xảy ra, dễ giật mình, khép mình trước mọi người, và bệnh càng nặng khi bạn có xu hướng tránh xa mọi thứ.

Nếu biết cân bằng giữa công việc và cuộc sống, bạn hoàn toàn có thể tránh được những rối loạn này. Muốn mọi thứ tốt đẹp, trước tiên, hãy yêu bản thân mình!

Kỳ sau:Thái độ sống tiêu cực làm tăng nguy cơ trầm cảm
>> Kỳ 1:
Dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm khi buồn chán

 CHUYÊN ĐỀ: Người trẻ có đang hạnh phúc?  

Khánh Hiền (Helpguide)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!