Loãng xương và bệnh lý tim mạch

Cần biết - 04/29/2024

Các cơ chế sinh lý thường gặp như thiếu estrogen, sự chuyển hóa lipid và lipid oxy hóa cho thấy mối liên hệ giữa loãng xương và bệnh lý tim mạch.

Trước đây, hai bệnh lý này được coi là không liên quan và sự cùng tồn tại của chúng được cho là các quá trình độc lập. Tuy nhiên, bằng chứng sinh học và dịch tễ học ngày càng tăng đã hỗ trợ cho mối liên hệ giữa hai điều kiện mà không thể giải thích được theo tuổi tác.

Một vài giả thuyết đã được đề xuất để giải thích mối liên hệ giữa loãng xương và bệnh tim mạch bao gồm: các yếu tố nguy cơ chung, cơ chế sinh lý chung, các yếu tố di truyền thông thường hoặc mối liên quan nhân quả.

Mật độ khoáng xương

Hiện nay người ta nhận ra rằng sự vôi hóa mô động mạch không chỉ là một quá trình thụ động của sự kết tủa canxi trong xơ vữa động mạch giai đoạn cuối mà trong các lắng đọng canxi của mảng xơ vữa động mạch có thành phần hóa học rất giống với tinh thể hydroxyapatit.

Dịch tễ học

Khối lượng xương và tử vong do tim mạch: giảm BMD (mật độ khoáng xương - Bonne Mineral Density) và mất xương dường như là yếu tố nguy cơ tử vong do tim mạch ở cả phụ nữ và nam giới. Nghiên cứu về các vết nứt gãy (Osteoporotic Fractures) cho thấy sự gia tăng tổn thương BMD ở hông có liên quan đến sự gia tăng 1,3 lần tỉ lệ tử vong do CDH (Coronary Heart Disease - Bệnh tim mạch vành) ở phụ nữ da trắng 65 tuổi trở lên. Tương tự như vậy, mất xương có liên quan đến tăng nguy cơ tử vong do xơ vữa động mạch.

Loãng xương và bệnh lý tim mạch

Nghiên cứu ở phụ nữ Đan Mạch, hàm lượng khoáng chất xương thấp trong cẳng tay ở tuổi mãn kinh có liên quan đến tử vong do tim mạch tăng lên sau đó. Trong cùng một nghiên cứu, gãy xương cột sống đã xảy ra được kết hợp độc lập với tử vong do tim mạch ở phụ nữ mãn kinh. Kết quả tương tự cũng được ghi nhận ở nam giới. Tỉ lệ BMD thấp là một yếu tố dự báo đáng kể về tử vong do tim mạch trong số những người đàn ông da trắng tuổi từ 45 - 74.

Các cơ chế tiềm ẩn

Các cơ chế sinh lý thường gặp liên quan đến các cytokine viêm, nội tiết tố sinh dục nữ giới, lipid oxy hóa, thiếu vitamin K và vitamin D liên quan đến sự tiến triển của hai tình trạng này.

Các yếu tố nguy cơ chung

Một giả thuyết cho thấy sự cùng tồn tại của loãng xương và bệnh tim mạch là do các yếu tố sinh lý chung như hút thuốc lá, hoạt động thể chất, uống rượu, mãn kinh, cao huyết áp… Những yếu tố này có thể thúc đẩy hoặc ức chế xơ vữa động mạch. Các cơ chế sinh lý thường gặp như thiếu estrogen, sự chuyển hóa lipid và lipid oxy hóa cho thấy mối liên hệ giữa loãng xương và bệnh lý tim mạch.

Thiếu vitamin K, sự trao đổi vitamin D, tình trạng cường cận giáp và các yếu tố khác liên quan đến sinh bệnh học của xơ vữa động mạch và mất xương bao gồm tăng phosphate, stress oxy hóa…

Như vậy, bệnh tim mạch và loãng xương là những nguyên nhân chính gây nên bệnh tật, tử vong và tàn tật. Người ta gợi ý rằng các quá trình phân tử, tế bào và sinh hóa thông thường có liên quan đến sinh bệnh học của chúng.

Các mô hình mới để điều trị và phòng ngừa cả bệnh tim mạch và chứng loãng xương có thể xuất hiện từ việc nghiên cứu mối liên hệ và làm sáng tỏ các cơ chế liên quan đến sự tiến triển của chúng. Sự hiểu biết về mối liên kết sinh học có thể tạo ra giai đoạn cho các can thiệp dự phòng và điều trị kép nhằm giảm mất xương và sự tiến triển của chứng xơ vữa động mạch.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!