Loãng xương do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng nguyên nhân thường gặp ở người nữ là hormon sinh dục nữ giảm ở tuổi mãn kinh. Khi đó, hormon sinh dục nữ giảm làm tăng nhanh tốc độ quá trình chuyển calci từ xương vào máu sẽ làm loãng xương.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), loãng xương là nguyên nhân đứng thứ hai của các triệu chứng bệnh tật chỉ sau bệnh tim mạch. Ở châu Á, có khoảng 20% phụ nữ sống chung với bệnh loãng xương và 53% có mật độ xương thấp.
Một trong những biến chứng của bệnh loãng xương là gãy xương ở các vùng cổ xương đùi, xương cột sống, xương tay… Theo thống kê, gãy xương đùi gây ra hậu quả nghiêm trọng nhất với tỷ lệ nhập viện do gãy xương sau loãng xương cao hơn đột quỵ, đau tim và ung thư vú. Các biến chứng của loãng xương thường khiến 20% người bệnh tử vong và 50% bị thương tật vĩnh viễn, tàn phế. Thực trạng này không những làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh mà còn trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Để phòng và trị loãng xương phải dùng thuốc.Ngoài chế độ dinh dưỡng và tập thể dục phù hợp, bác sĩ điều trị có thể kê các loại thuốc giúp làm chậm hoặc ngưng quá trình mất xương, tăng mật độ xương và giảm nguy cơ gãy xương.
Vấn đề dùng thuốc khá phức tạp, đòi hỏi người bệnh phải tuân thủ triệt để chế độ điều trị. Cần tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe. Nhất là, nghe và làm theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý dùng thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.
Loãng xương là nguyên nhân đứng thứ hai của các triệu chứng bệnh tật chỉ sau bệnh tim mạch.
Sau đây là trường hợp một bạn đọc gửi thư hỏi và có nguy cơ dùng thuốc không đúng theo phác đồ điều trị loãng rất đáng tham khảo.
Bạn đọc Phạm Quang Th. ở Hải Phòng viết thư hỏi: “Người thân của tôi bị loãng xương, được chỉ định điều trị thuốc loãng xương. Sau 10 tháng, chỉ số T-Score từ - 2,5 còn - 1,0 và triệu chứng đau xương cũng giảm. Bác sĩ chỉ định dùngthuốc tiếp. Xin hỏi: Dùng thuốc trị loãng xương liên tục nhiều tháng có độc hại không?
Xin được trả lời. Loãng xương là rối loạn chuyển hóa của xương làm cho khối lượng xương giảm, thay đổi vi cấu trúc khiến xương trở nên giòn và tăng nguy cơ gãy xương. Hiện nay WHO quy định dùng phương pháp đo mật độ khoáng hóa của xương để chẩn đoán loãng xương.Đo mật độ xương còn cho phép chẩn đoán loãng xương ở giai đoạn sớm, khi chưa có những biến chứng nặng nề như gãy xương. Do vậy đo mật độ xương được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán loãng xương.
Kết quả đo mật độ xương thường được thông cáo qua hai chỉ số: T - số điểm (T-score) và Z - số điểm (Z-score).
Riêng T - số điểm là khái niệm đưa ra để đối chiếu mật độ xương của đối tượng tại thời điểm đo so với đối tượng khỏe mạnh có cùng đặc điểm sinh lý khi mật độ xương đạt tối đa.Tức là mật độ xương người bị loãng xương được đo so với những gì là bình thường trong ở người khỏe mạnh. Khi T - điểm số có trị số:
Từ -1 và trên: Mật độ xương được coi là bình thường.
Từ -1 đến
Từ -2,5 và dưới: Mật độ xương cho thấy bị loãng xương.
Trong điều trị loãng xương nói chung phải luyện tập, dùng thuốc chứa calci và vitamin D hàng ngày, đặc biệt dùng thuốc chống loãng xương nhờ ức chế hủy xương như nhóm biphosphonate theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cần biết nhóm thuốc ức chế hủy xương biphosphonat có viên uống hàng ngày 10mg/ 1 ngày, có viên uống hàng tuần 70mg/ 1 tuần và thậm chí một lần truyền duy nhất cho cả năm, thời gian truyền không được dưới 15 phút (cần điều trị tại bệnh viện).
Ðo loãng xương
Theo thư hỏi bạn đọc cho biết: “Sau 10 tháng dùng thuốc, chỉ số T-Score từ - 2,5 còn -1,0 và triệu chứng đau xương cũng giảm. Bác sĩ chỉ định dùng tiếp”.Như vậy, mật độ xương của bạn vẫn còn thấp hơn bình thường và có thể tiếp tục dẫn đến loãng xương.Thông thường, uống thuốc trong thời gian vài tháng, như bạn trong 10 tháng như vậy là chưa đủ. Cần điều trị liên tục từ 1 năm trở lên, thậm chí 3 đến 5 năm dưới sự kiểm soát của thầy thuốc. Bạn nên dùng thuốc tiếp tục theo đúng chỉ định của bác sĩ. Cần chú ý uống thuốc vào buổi sáng, lúc đói.Đặc biệt, khi uống thuốc không được nằm trong vòng 30 phút để tránh thuốc trào ngược lên, giữ lại ở thực quản gây viêm loét thực quản.
Trong quá trình sử dụng thuốc để điều trị bệnh loãng xương, người bệnh cần thận trọng với một số tác dụng phụ của thuốc gây ra như:
- Có thể gặp phải hiện tượng đầy bụng, ợ nóng, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy.
- Đôi khi còn gặp triệu chứng đau tá tràng hoặc dạ dày, viêm loét thực quản.
- Đau mắt, nhức đầu, đau nhức các khớp ở tay chân là một trong những tác dụng phụ cũng khá thường gặp.
- Bên cạnh đó, người bệnh có thể gặp phải các vấn đề về da như phát ban, nổi mề đay, da nhạy cảm hơn với ánh sáng.
Khi gặp phải bất cứ tác dụng phụ nào của thuốc trong quá trình điều trị loãng xương, người bệnh cần báo ngay cho bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!