Thuốc điều trị tiêu chảy trẻ em: Những điều cần lưu ý

Nuôi dạy con - 03/29/2024

Mặc dù phương pháp điều trị tiêu chảy khá đơn giản và dễ dàng tiếp cận, nhưng việc kê toa thuốc điều trị không phù hợp vẫn còn phổ biến, dẫn tới sự gia tăng chi phí cũng như các phản ứng bất lợi của thuốc gây ra cho trẻ.

Tiêu chảy cấp là nguyên nhân chính gây bệnh tật và tử vong ở trẻ em tại các nước đang phát triển. Hầu hết tử vong do tiêu chảy xảy ra ở trẻ em dưới 2 tuổi (chiếm 72%) và gây ra gánh nặng bệnh tật cao nhất ở khu vực hạ Sahara châu Phi và khu vực Đông Nam Á.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong năm 2015, có 525.977 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do tiêu chảy, chiếm 9% số trẻ em dưới 5 tuổi tử vong trên thế giới.

Từ năm 1978, WHO và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc khuyến cáo sử dụng liệu pháp bù dịch bằng dung dịch Oresol (ORS) như một biện pháp chính yếu để phòng ngừa mất nước trong tiêu chảy, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do tiêu chảy đã giảm đáng kể từ 4,5 triệu xuống còn 1,8 triệu trẻ.

Trẻ bị tiêu chảy: nhà thuốc là nơi đến đầu tiên

Theo một khảo sát của BS.Phạm Thị Thu Thủy cùng cộng sự thuộc Bộ môn Thống kê (Khoa Y tế Công cộng, ĐH Y Dược TP.HCM).Khi trẻ bị tiêu chảy, người dân thường có xu hướng tìm đến các nhà thuốc hay quầy thuốc tây đầu tiên.

Tuy nhiên, nhân viên nhà thuốc (NVNT) không phải lúc nào cũng khuyên dùng các loại thuốc hoặc phác đồ điều trị phù hợp hoặc đầy đủ và có thể gây ra các biến chứng ở trẻ em bị tiêu chảy.

Thuốc điều trị tiêu chảy trẻ em: Những điều cần lưu ý

Mặc dù phương pháp điều trị tiêu chảy khá đơn giản và dễ dàng tiếp cận, nhưng việc kê toa thuốc điều trị không phù hợp vẫn còn phổ biến, dẫn tới sự gia tăng chi phí cũng như các phản ứng bất lợi của thuốc gây ra cho trẻ.

Đặc biệt, ở những nước đang phát triển, các nhà thuốc và quầy thuốc tây là nơi người dân thường xuyên ghé đến để tự mua thuốc và được nhận tư vấn điều trị tiêu chảy; bởi các đặc điểm dễ dàng tiếp cận, luôn có sẵn những loại thuốc cần thiết cũng như sự phục vụ nhanh chóng, thuận tiện và giá thành rẻ từ các nhà thuốc.

Nhiều kết quả nghiên cứu tại năm tỉnh thành ở Việt Nam đã cho thấy các nhân viên nhà thuốc vẫn còn nhiều thiếu sót trong việc khai thác bệnh sử, cung cấp thông tin cũng như tư vấn cho trẻ em tiêu chảy.

Mặt khác, sự yếu kém về kiến thức điều trị tiêu chảy trẻ em của hầu hết các nhân viên nhà thuốc cũng là một trong những nguyên nhân chính yếu dẫn đến thực hành điều trị không đúng.

Từ kết quả khảo sát của nhóm BS. Thu Thủy, 75% nhân viên nhà thuốc biết ít nhất ba dấu hiệu mất nước và 93,2% biết ít nhất ba dấu hiệu cảnh báo khi đánh giá tình trạng trẻ tiêu chảy. Tuy nhiên, trong thực hành thực tế, tỷ lệ nhân viên nhà thuốc khai thác dấu hiệu mất nước ở trẻ là 2,3% và dấu hiệu cảnh báo là 9,3%.

WHO cũng khuyến cáo tiếp tục cho trẻ ăn, bú sữa mẹ và bổ sung kẽm cho trẻ bị tiêu chảy trong và sau thời gian bệnh. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc kê toa thuốc với dung dịch ORS như đã khuyến cáo vẫn còn thấp.

Thuốc điều trị tiêu chảy

Đối với các nhóm thuốc trong điều trị tiêu chảy, trong báo cáo thực hành, NVNT lựa chọn men vi sinh, ORS và khoáng chất trong báo cáo thực hành lần lượt với 93,2%, 90,9% và 34,1%.

Trong khi thực tế, hai nhóm thuốc được bán nhiều nhất là men vi sinh và thuốc chống tiêu chảy với tỷ lệ 69,8%; 6,3% ORS và 11,6% khoáng chất. Ngoài ra, tỷ lệ nhân viên nhà thuốc có tư vấn cho khách hàng trong thực hành thực tế cũng thấp hơn nhiều so với báo cáo thực hành của họ.

Tương tự, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong việc kết hợp ORS với kẽm và kết hợp ORS với các nhóm thuốc khác trong báo cáo thực hành và thực hành thực tế của NVNT.

Hướng dẫn sử dụng ORS, tư vấn phòng ngừa tiêu chảy

- ORS bằng cách “pha với một lượng chính xác nước”, “sử dụng trong vòng 24 giờ” và “uống càng nhiều nước càng tốt”.

- Hướng dẫn sử dụng ORS “không pha với sữa, canh, nước trái cây, nước giải khát”.

Mặc dù theo báo cáo, nhân viên nhà thuốc biết lời khuyên “phòng ngừa mất nước” là 68,2% nhưng thực tế chỉ có 29,5% NVNT tư vấn lời khuyên này cho khách hàng.

Tương tự, khác biệt giữa báo cáo thực hành và thực hành thực tế của NVNT về tư vấn việc “đảm bảo dinh dưỡng”, “thường xuyên kiểm tra dấu hiệu mất nước, dấu hiệu cảnh báo” và “đến khám bác sĩ ngay lập tức khi cần”.

Trong tư vấn các biện pháp phòng ngừa tiêu chảy, kết quả cho thấy có sự khác biệt giữa báo cáo thực hành và thực hành thực tế của NVNT đối với việc tư vấn “rửa tay thường quy”, “sử dụng nguồn nước sạch”, “thực phẩm an toàn” và “tiêm ngừa vắcxin”.

Tỷ lệ NVNT biết biện pháp “bú sữa mẹ” là 22,7% nhưng cũng chỉ có 2,3% NVNT tư vấn biện pháp này cho khách hàng.

Lời khuyên của thầy thuốc

Thuốc điều trị tiêu chảy trẻ em: Những điều cần lưu ý

Đau bụng có thể gặp ở một số trẻ

BS. Hoàng Văn Triều, Khoa Cấp cứu (BV. Nguyễn Tri Phương) cho biết, theo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), tiêu chảy cấp là bệnh cấp tính do virus gây nên; bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ với các triệu chứng nôn ói, tiêu chảy, đau bụng, mất nước dễ dẫn đến trụy mạch và tử vong nếu không điều trị kịp thời.

- Nôn ói và tiêu chảy. Nôn xuất hiện trước tiêu chảy khoảng 6 - 12 giờ và có thể kéo dài 2 - 3 ngày.Trẻ nôn rất nhiều vào ngày đầu và giảm bớt khi bắt đầu đi tiêu chảy.

- Phân lỏng toàn nước, có lúc màu xanh dưa cải, có thể có đờm, nhớt nhưng không có máu, đây là đặc điểm quan trọng để chẩn đoán phân biệt với ỉa chảy do vi khuẩn. Tiêu chảy ngày càng tăng trong vài ngày, sau đó giảm dần, kéo dài từ 3 - 9 ngày.

- Có thể ho và chảy nước mũi.

- Đau bụng hoặc bụng hơi chướng có thể cũng gặp ở một số trẻ.

- Sốt cũng có thể gặp nhưng thường chỉ xảy ra trong một vài ngày đầu của bệnh.

- Nếu đi ngoài qua nhiều lần, một số trẻ có thể có hăm loét đỏ ở vùng quanh hậu môn.

Mất nước và điện giải là biến chứng nặng hay gặp và là lý do chủ yếu có thể làm trẻ tử vong. Do đó khi gặp trẻ bị tiêu chảy cấp, trước hết phải được đánh giá tình trạng mất nước bằng các dấu hiệu và triệu chứng sau:

- Tình trạng chung của trẻ là tỉnh táo hay vật vã, kích thích hay li bì, khó đánh thức hoặc hôn mê.

- Mắt trẻ bình thường hay có trũng xuống không

- Trẻ có khát nước không? Trẻ không khát, uống bình thường hay khát, uống háo hức hoặc uống kém, không thể uống được.

- Khám nếp véo da bằng cách dùng hai ngón tay cái và trỏ véo da vùng bụng của trẻ xem nếp véo da có mất nhanh hay mất chậm hoặc mất rất chậm (trên 2 giây).

Cần đưa trẻ đến khám tại các bệnh viện Nhi hoặc các chuyên khoa Nhi nếu sau 3 ngày không đỡ hoặc có một trong các triệu chứng như: đi ngoài nhiều lần hơn, phân nhiều nước, nôn liên tục, khát nhiều, ăn hoặc uống kém, sốt hoặc có máu trong phân.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!