Tỏi - thuốc quý trong dân gian
Tỏi có tên khoa học là Allium sativum L. thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Trong mỗi củ tỏi chứa 0.10 – 0,36% tinh dầu, chiếm 90% các hợp chất lưu huỳnh (S). Chất alicin làm nên mùi vị đặc trưng của tỏi. Ngoài ra, trong tỏi chứa nhiều selen, các loại vitamin và khoáng chất.
Tỏi chứa một chất hóa học gọi là allicin. Allicin cũng tạo nên mùi tỏi. Một số sản phẩm được tách mùi tỏi, nhưng quá trình này cũng có thể làm cho tỏi ít hiệu quả. Tỏi là một gia vị tuyệt vời để thêm hương thơm, hương vị và dinh dưỡng vào món ăn của bạn.
Từ bao đời nay, y học cổ truyền đã biết dùng tỏi để phòng, chống nhiều bệnh nguy hiểm. Các nhà khảo cổ học phát hiện, người Ai Cập cổ xưa dùng tỏi để làm thuốc, cụ thể là những đơn thuốc từ tỏi được tìm thấy trong các lăng mộ cổ. Riêng ở Nga vào thế kỷ 19, người dân nơi đây cũng coi tỏi là một loại thần dược, có thể chữa được bách bệnh. Đến năm 1983, các nhà y học Nhật Bản phát hiện, tỏi đặc biệt chữa được các bệnh trĩ và đái tháo đường đem lại hiệu quả cao mà không hề có tác dụng phụ.
Tỏi được sử dụng để trị một số loại bệnh liên quan đến hệ thống tim và máu. Những vấn đề này bao gồm huyết áp cao, cholesterol cao, bệnh tim mạch vành, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch và. Tỏi có thể thực sự có hiệu quả trong việc làm chậm sự phát triển của chứng xơ vữa động mạch và thể điều hòa huyết áp.
Củ tỏi có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe (Ảnh minh họa: Internet)
Một số người sử dụng tỏi để ngăn ngừa ung thư ruột kết, ung thư trực tràng, ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư phổi. Tỏi cũng được sử dụng để điều trị ung thư tuyến tiền liệt và ung thư bàng quang.
Một số người sử dụng tỏi sống hoặc nước tỏi ép trong nhiều món ăn để tận dụng lợi thế của các lợi ích thu được từ tỏi.
Ăn tỏi mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho cơ thể của bạn, chẳng hạn như: làm sạch cơ thể, tăng cường sức khỏe thận, làm sạch làn da của bạn, hoạt động như một hệ thống tăng cường miễn dịch, chống lại viêm phế quản, kiểm soát sự thèm ăn của bạn, tỏi cũng giúp chống lại ho mãn tính và rất tốt để điều trị sỏi thận.
Trên tạp chí Praxis của châu Âu cũng từng công bố một công trình nghiên cứu về loại củ này. Bác sĩn Piotrowski (Đại học Geniva) đã dùng chất chiết xuất từ củ tỏi để điều trị cho 100 bệnh nhân mắc bệnh cao huyết áp và đạt được hiệu quả giảm huyết áp tốt. 40% trong số này đã cải thiện huyết áp chỉ sau 3-5 ngày.
ThS.BS Hoàng Khánh Toàn (chủ nhiệm khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) cho biết, tỏi có vị nóng, tính cay. Khi ăn vào cơ thể, tỏi phát huy các tác dụng phổ biến là sát khuẩn, thanh nhiệt giải độc cơ thể, trừ phong, thông khiếu, tiêu nhọt, tiêu đờm, tiêu hạch cổ… Tỏi đem lại rất nhiều tác dụng như: Kích thích tiêu hóa, hạ huyết áp, hạ đường huyết, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể - kể cả miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào, chống lão hóa, chống ung thư…
'Ngoài việc dùng tỏi tươi, bạn có thể dùng tỏi đen. Đây đang được coi là dược liệu thời thượng. Qua một công đoạn chế biến, tỏi đen giúp ta phòng chống nhiều bệnh như gút, cao huyết áp, các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Đây là vị thuốc cực quý trong Đông y', ông Toàn khẳng định.
Vị lương y này cho biết thêm, bạn có thể dùng tỏi đen hoặc tỏi tươi nhưng nên ăn 2 tép tỏi mỗi ngày. Bạn có thể ăn sống, dầm vào nước chấm hàng ngày… đều tốt. Có thể nói, tỏi vừa là gia vị, vừa là cách dự phòng tốt cho các bệnh mãn tính.
Khuyến cáo: Không dùng tỏi với bệnh nhân bị bệnh dạ dày
Người bị bệnh dạ dày không nên ăn tỏi (Ảnh minh họa: Internet)
Mặc dù tỏi rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải đối tượng nào cũng sử dụng loại dược liệu này một cách dễ dàng. BS Toàn khuyến cáo: 'Tỏi có vị cay, tính nóng, nên nhiều người dùng tỏi bị kích ứng, ví dụ như gây kích thích dạ dày, do đó với bệnh nhân mắc dạ dày cần ngưng lại hoặc chế biến để dùng sang dạng khác'.
Bạn có thể dùng tỏi đen hoặc dấm tỏi thay vì ăn tỏi tươi. Tỏi đen hiện nay rất phổ biến trên thị trường. Hoặc bạn có thể làm dấm tỏi bằng cách: lấy 100 g tỏi tươi nghiền nhỏ, sau đó hòa với nước cốt chanh. Mỗi ngày bạn chỉ cần uống 10 – 30ml sẽ giúp hạ đường huyết, thanh lọc cơ thể, chống viêm, giảm đau. Đặc biệt, bạn có thể uống bất cứ lúc nào trong ngày. ' Dấm tỏi vừa là thực phẩm, vừa là dược liệu, kể cả khi đang đói', ông Toàn khẳng định.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!