Chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ và tỏi

Tủ Thuốc Gia Đình - 11/24/2024

Có rất nhiều phương pháp chữa viêm tai giữa trong đó có các bài thuốc Nam, các thuốc Đông y và các cách chữa viêm tai giữa tại nhà, mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng và mang lại hiệu quả nhất định cho người bệnh. Lily & WeCare xin mời bạn tham khảo bài viết sau đây để biết cách chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ và tỏi hiệu quả.

Có rất nhiều phương pháp chữa viêm tai giữa trong đó có các bài thuốc Nam, các thuốc Đông y và các cách chữa viêm tai giữa tại nhà, mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng và mang lại hiệu quả nhất định cho người bệnh. Lily & WeCarexin mời bạn tham khảo bài viết sau đây để biết cách chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ và tỏihiệu quả.

Chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ và tỏi

1. Viêm tai giữa là gì?

Viêm tai giữa là một nhóm các bệnh ở tai giữa, là sự tổn thương và viêm nhiễm xuất hiện trong tai giữa do các loại vi khuẩn sinh sôi và phát triển trong tai hoặc vi khuẩn từ bên ngoài môi trường xâm nhập vào gây nên. Có hai dạng chính là viêm tai giữa cấp tính và viêm tai giữa có dịch tiết.

Bệnh viêm tai giữa có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau, tuy nhiên tỷ lệ bệnh mắc phải ở trẻ em thường cao hơn cả. Việc điều trị chứng bệnh này đòi hỏi người bệnh cần có sự kiên trì trong một thời gian dài, bởi nếu không được chữa dứt điểm, bệnh sẽ rất dễ biến chứng sang những tình trạng trầm trọng hơn.

Chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ và tỏi

Cách chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ

Theo Đông y học, lá hẹ tươi bản thân mang tính nhiệt, nhưng khi nấu chín lại có tính ôn, ấm, có vị hơi cay, hơi chua, lành tính; có tác dụng ôn trung, tán độc, hành khí. Lá hẹ có nhiều tác dụng trong việc điều trị ho, nhất là đối với trẻ em; chữa chứng ra mồ hôi trộm; trị sưng đau; đi tiểu nhiều lần; tiêu hóa kém... Ngoài ra hạt và rễ hẹ đi vào kinh can có tác dụng chữa các bệnh về thận, táo bón, trị giun kim...

Với những thành phần và tác dụng hữu ích của lá hẹ đối với việc bảo vệ sức khỏe con người, chúng ta có thể chữa bệnh viêm tai giữa bằng lá hẹ theo 2 cách sau:

Chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ tươi

Chuẩn bị: khoảng 50 gram lá hẹ

Thực hiện: Lá hẹ đem rửa sạch với một chút muối tinh, để ráo nước. Sau đó mang số lá sạch này đem giã nhuyễn lấy nước, đựng nước này vào một lọ nhỏ sạch. Lấy hũ nước hẹ vừa thực hiện đem nhỏ trực tiếp vào tai, mỗi lần 2 đến 3 giọt. Thực hiện từ 2 đến 3 lần mỗi ngày cho đến khi khỏi bệnhviêm tai giữa. Đối với trường hợp kiến, muỗi không may bò vào tai, bạn cũng có thể dùng bài thuốc này để chữa trị nhằm tránh nhiễm trùng tai.

Chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ hấp phèn chua

Chuẩn bị: 50gr phèn chua, 50gr lá hẹ tươi

Thực hiện: Đem lá hẹ tươi rửa sạch với một chút muối, để ráo nước, cắt khúc khoảng 10cm. Sau đó cho phèn chua cùng lá hẹ cắt khúc đặt lên trên 1 miếng sắt, các bạn hãy tìm miếng sắt nào dẹt và rộng để lên bếp vừa là được (chú ý không nên dùng nồi nhôm hay gang bởi lẽ nó có thể làm giảm tác dụng của phèn chua). Đun phèn chua cùng lá hẹ với lửa nhỏ đến khi phèn chua chảy ra quyện lại với lá hẹ là tắt bếp nhấc xuống. Lấy hỗn hợp này đem đi nghiền nhỏ ra thành bột và cho vào một chiếc lọ thủy tinh nhỏ dùng dần hàng ngày.

Mỗi lần hãy dùng khoảng 1⁄2 thìa cà phê bột phèn chua lá hẹ thổi vào tai người bệnh bằng cách cuộn tờ giấy sạch thành hình chiếc tẩu nhỏ sao cho một đầu vừa với lỗ tai, cho thuốc vào đầu của chiếc tẩu và thổi vào tai đang bị viêm chảy mủ. Làm mỗi ngày 2 lần cho đến khi bệnh biến mất. Bởi lẽ một số hoạt chất trong hẹ dễ bị bay hơi và phân hủy nên khi làm thuốc nhỏ tai bằng lá hẹ tươi chỉ nên sử dụng dung dịch đó hết trong ngày không để sang ngày hôm sau và bảo quản chúng ở nơi thoáng mát.

Chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ và tỏi

Cách chữa viêm tai giữa bằng nước ép tỏi

Một số bạn khi đi khám mà bị viêm tai giữathì thường được bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh, các loại thuốc này sẽ tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại và cũng vô tình tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi, như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể. Thay vì sử dụng thuốc kháng sinh, người bệnh có thể sử dụng nước ép tỏi kết hợp với dầu olive để điều trị bệnh viêm tai giữa.

Cách thực hiện như sau, lấy 1 giọt dầu olive trộn với 2 giọt nước ép tỏi tươi. Nhúng một miếng bông sạch vào hỗn hợp vừa trộn rồi để miếng bông trong tai vài phút. Cả nước ép tỏi và dầu olive đều có khả năng kháng khuẩn và chống viêm cực mạnh nên sẽ nhanh chóng tiêu diệt hết vi khuẩn gây nhiễm trùng tai. Bạn hãy thực hiện đều đặn từ 2 đến 3 lần mỗi ngày cho đến khi hết chứng viêm tai giữa để đảm bảo bệnh khỏi hoàn toàn.

Trên đây là những thông tin về cách chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ và tỏi, Lily & WeCare hi vọng các bạn đã nắm bắt được cách thực hiện pha chế bài thuốc đơn giản từ lá hẹ và tỏi để điều trị bệnh viêm tai giữa. Viêm tai giữa thường dẫn đến những biến chứng nặng nề nếu không được chữa trị kịp thời, vì vậy các bạn cần chú ý giữ vệ sinh cơ thể và khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện bệnh và điều trị bệnh kịp thời.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!