Bệnh thần kinh ngoại biên nghe tên có vẻ xa lạ với một số người nhưng trên thực tế lại khá phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay. Để có thể điều trị bệnh hiệu quả cần có những kết quả chẩn đoán chính xác về bệnh từ các bác sĩ. Vậy chẩn đoán bệnh thần kinh ngoại biên qua các xét nghiệm tiến hành như thế nào? Lily & WeCaresẽ giúp độc giả giải đáp rõ những thắc mắc này.
Những điều cần biết về triệu chứng, biểu hiện của bệnh thần kinh ngoại biên
Bệnh thần kinh ngoại biên là những bệnh ảnh hưởng đén hệ thống thần kinh ngoại vi, gồm có tế bào thần kinh vận động hoặc thần kinh cảm giác, rễ thần kinh, dây thần kinh ngoại vi và đám rối thần kinh (plexus).
Các triệu chứng, biểu hiện của bệnh thần kinh ngoại biên lâm sàng còn phụ thuộc rất nhiều vào loại sợi thần kinh bị ảnh hưởng như:
- Thần kinh cảm giác đã bị tổn thương, khiến nhận biết bị giảm dẫn tới cảm giác kim châm, sự động chạm nhẹ hoặc cảm thấy sự rung động trên bàn tay hoặc bàn chân. Nó còn có thể khiến không vững khi đi lại.
- Thụ thể đau có thể sẽ quá nhạy cảm nên dẫn tới những cơn đau như thiêu như đốt tự phát, làm khó chịu ngay cả với những động chạm nhẹ nhàng (allodynia) hoặc quá mẫn cảm với những cảm giác bị đau (hyperalgesia). Những triệu chứng bị tổn thương dây thần kinh cảm giác như: tê bì, đau, kiến bò, bỏng rát, yếu cơ hoặc mất cảm giác.
Về cơ bản, những triệu chứng này xuất hiện từ từ, một số người thì triệu chứng có thể nhẹ và khó nhận thấy, số khác thì triệu chứng này trở nên dai dằng, gần như khó có thể chịu đựng được, nhất là về đêm.
Việc ảnh hưởng lên các dây thần kinh tự chủ sẽ làm người bệnh gặp phải một số các triệu chứng như: tư thế lảo đảo, đổ mồ hôi bất thường, nhịp tim loạn, tiểu tiện không tự chủ và rối loạn cương dương ở nam. Nếu như dây thần kinh vận động bị ảnh hưởng thì người bệnh có thể sẽ bị yếu hoặc bị liệt các cơ do dây thần kinh đó đã bị kiểm soát và nhiều khi các cơn chuột rút và bị giật cơ bắp một cách đau đướn. Còn nếu như bệnh nhân bị tổn thương ở các dây thần kinh thuộc hệ thần kinh tự động thì có thể bị rối loạn đại tiểu tiện, bị liệt dương hoặc giảm tiết mồ hôi, bị tụt huyết áp khi đứng.
Cách chẩn đoán bệnh thần kinh ngoại biên qua các xét nghiệm
Để có thể đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả, các bác sĩ đã dựa vào các cách chẩn đoán bệnh thần kinh qua những xét nghiệm như dưới đây:
- Xét nghiệm Elektromiografi (EMG): Loại xét nghiệm quan trọng này sẽ giúp người bệnh xác định được vị trí, đặc trưng và tính chất, mức độ nghiêm trọng của bệnh thần kinh ngoại biên. Xét nghiệm này bao gồm việc kích thích các dây thần kinh ở ngoại biên và ghi lại những tín hiệu điện của nó. Các bác sĩ sau đó sẽ chèn một cây kim nhỏ vào các cơ chân tay hoặc lưng, sau đó ghi lại những hoạt động vận động của chúng.
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu sẽ giúp kiểm tra những nguyên nhân tiềm ẩn như: bệnh tiểu đường, thiếu protein, vitamin bất thường ở trong máu và kháng thể. Trong một số loại bệnh thần kinh di truyền thì các mẫu máu sẽ được gửi đi xác nhận di truyền.
- Tiến hành chọc dò tủy sống: Quy trình này thực hiện tại giường bệnh, lấy một ít dịch não tủy (ở vùng lưng dưới) và được lấy ra để phân tích trong điều kiện vô trùng, tiến hành gây mê cục bộ.
- Tiến hành sinh thiết da: Thủ thuật này cũng tiến hành tại giường bệnh, nó đơn giản và dùng để xác nhận xem bệnh thần kinh có ảnh hưởng đến những đầu đây thần kinh nhỏ ở trên da hay không. Xét nghiệm sinh thiết da (với đường kính khoảng 3mm) sẽ được thực hiện dưới sự gây mê cục bộ vào phần chân và đùi.
- Tiến hành kiểm tra các chức năng tự chủ: Đây được coi là thử nghiệm không xâm lấn để có thể đánh giá được hệ thống thần kinh tự chủ.
- Tiến hành sinh thiết thần kinh: Xét nghiệm này thỉnh thoảng sẽ được thực hiện để xác nhận được sự hiện diện của bệnh viêm thần kinh như bệnh thần kinh viêm mạch.
Chọc dò tủy sống.
Làm sao để điều trị được bệnh thần kinh ngoại biên?
Điều trị bệnh thần kinh ngoại biên còn phụ thuộc vào nguyên nhân và loại bệnh thần kinh.
Ví dụ: Khi điều trị thần kinh ngoại biên do tiểu đường thì sẽ tập trung vào việc kiểm soát được lượng đường ở trong máu sao cho bình thường, bởi nó sẽ ngăn được tổn thương liên tiếp lên dây thần kinh. Thuyên giảm của cơn đau do bệnh thần kinh sẽ đạt được bằng thuốc như: amitriptylin và gabapentin.
Đối với bệnh thần kinh do miễn dịch gây ra thì được điều trị hoặc dùng cách tiêm globulin miễn dịch hay steroid. Globulin miễn dịch huyết tương được hiến tặng sẽ chứa kháng thể bình thường, giúp tạm thời chống lại những kháng thể bất thường ở trong cơ thể. Phẫu thuật này có thể hợp với những người bị mắc kẹt dây thần kinh như CTS.
Làm sao để phòng ngừa được bệnh thần kinh ngoại biên?
- Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng, chỉ uống rượu vừa phải và xử lý thật tốt bất kỳ chứng bệnh có nguy cơ nào.
- Tránh các tư thế bó buộc, hành động lặp đi lặp lại và những hóa chất độc hại càng nhiều thì càng tốt bởi chúng có thể gây tổn thương thần kinh.
- Những bài tập thể dục tích cực hay thụ động đều có thể cải thiện được sức mạnh của cơ bắp, ngăn chặn tổn thương cơ ở chi bị liệt.
- Chăm sóc thật tốt bàn chân, nhất là với những người bị bệnh đa dây thần kinh do tiểu đường gây ra.
- Những hỗ trợ cơ học có thể giúp làm giảm được triệu chứng đau và cải thiện được chức năng. Việc nẹp tay hoặc chân sẽ giúp bù đặp cho sự yếu cơ hoặc làm giảm được chèn ép về thần kinh.
Bài viết trên đã phần nào cung cấp thêm những cách chẩn đoánbệnh thần kinh ngoại biên qua các xét nghiệm mà bạn đọc có thể tiến hành. Hãy tham khảo thêm ý kiến tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa để có được xét nghiệm khả quan, chính xác hơn.
Để được bác sĩ gọi điện tư vấn miễn phí về xét nghiệm, hãy để lại thông tin của bạn vào form dưới đây:
Nơi sinh sống Hà Nội Hồ Chí Minh An Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Bắc Kạn Bắc Giang Bạc Liêu Bắc Ninh Bến Tre Bình Dương Bình Định Bình Phước Bình Thuận Cao Bằng Cà Mau Cần Thơ Đà Nẵng Đắk Nông Đắk Lắk Đồng Nai Điện Biên Đồng Tháp Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tĩnh Hải Dương Hải Phòng Hậu Giang Hòa Bình Hưng Yên Khánh Hòa Kiên Giang Kon Tum Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Lâm Đồng Long An Nam Định Nghệ An Ninh Bình Ninh Thuận Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Ninh Quảng Trị Sơn La Sóc Trăng Tây Ninh Thái Bình Thái Nguyên Thanh Hóa Thừa Thiên - Huế Tiền Giang Trà Vinh Tuyên Quang Vĩnh Phúc Vĩnh Long Yên Bái Nước ngoài
Đăng ký nhận tư vấn
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!