1. Cọ vết chất lỏng đổ ra thảm
Theo Bruce Vance, chuyên gia tẩy rửa trên chất liệu vải ở Bắc Carolina (Mỹ), việc cọ thảm sẽ làm cho các sợi thảm rời nhau ra, khiến vết bẩn do chất lỏng bị đổ loang rộng. Ngay cả khi vết bẩn được cọ sạch, bạn cũng không còn tấm thảm nguyên vẹn như xưa.
Do đó, tốt nhất hãy gom toàn bộ chất lỏng đổ ra bằng thìa, sau đó dùng một tấm khăn hay vải trắng thấm phần chất lỏng còn lại (tránh dùng vải màu vì có thể bị phai màu). Thấm cho tới khi thảm khô, hoặc chặn một vật nặng lên phía trên tấm vải thấm và thay vải thường xuyên cho tới khô rồi mới dùng chất tẩy, lưu ý kiểm tra thử chất tẩy trước để đảm bảo chất tẩy không làm mất hay phai màu thảm.
Ảnh minh họa
2. Lau cửa kính vào ngày nắng
Liz Trotter, chủ một hãng chất tẩy rửa ở Olympia (Washington, Mỹ) cho biết, do trời nắng, chất tẩy bạn sử dụng sẽ nhanh chóng bị khô và để lại vết trên kính. Tốt nhất nên chọn ngày nhiều mây hoặc không quá nóng để làm công việc này. Khi dùng chất lau cửa kính, hãy để nó lại tầm một phút sau đó dùng mặt mềm màu trắng của xốp cọ (loại dùng cho nồi chống dính) để lau cửa kính. Lau ngang phần trên cùng, rồi lau dọc phần còn lại của cửa sổ một cách nhẹ nhàng. Hãy giữ lực lau đều tay và vắt sạch đầu lau sau mỗi lần để tránh chất lỏng nhỏ ra. Lau theo cách này với cả hai mặt kính.
3. Luôn dùng giấm và chanh để lau dọn
Cả giấm và chanh đều chứa axít có thể làm hỏng bề mặt đá tự nhiên như đá vôi, đá hoa hay mã não. Theo Vance, chúng sẽ ăn mòn vĩnh viễn bề mặt của đá. Dung dịch giấm (gồm giấm pha với nước) có thể được sử dụng để làm sạch cặn xà phòng và vệt nước bám lâu ngày trên các bề mặt của bồn rửa mặt, sứ và vòi hoa sen. Tuy nhiên với đá tự nhiên, chỉ nên sử dụng các dung dịch rửa trung tính được chế xuất chuyên dùng.
4. Dùng bã cà phê để tẩy mùi rác
Nếu dùng bã cà phê để tẩy mùi thùng rác mà không xả sạch lại bằng nước thì rốt cuộc bã cà phê có thể sẽ lại bám vào đáy thùng rác gây bẩn thêm. Thay vào đó, muốn tẩy mùi thùng rác, thỉnh thoảng hãy xay nhuyễn một quả chanh (hoặc cắt làm 4) để vào trong thùng rác để hút mùi. Hoặc có thể sử dụng một sản phẩm tẩy mùi rác bán trên thị trường, vệ sinh thùng rác thường xuyên.
5. Coi mọi chất tẩy rửa đều là chất khử trùng
Mọi dung dịch tẩy không được sản xuất giống nhau, hãy đọc kỹ thông tin trên bao bì sản phảm. Mỗi vị trí trong nhà (bồn tắm, bồn rửa bát, chạn bát….) đều cần sử dụng một sản phẩm chuyên dụng để khử trùng. Sản phẩm có chữ EPA trên mã (ví dụ EPA Reg No. 123) không phải chất tẩy trùng. Quan trọng bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. Hầu hết chất tẩy trùng đều cần được giữ trên bề mặt vật áp dụng trong một khoảng thời gian cụ thể. Nếu bạn xịt chúng mà lau ngay, không giữ lại trong khoảng thời gian cần thiết thì chẳng có tác dụng khử trùng.
6. Lựa chọn sai công cụ để tẩy rửa
Không nên dùng chất tẩy hay dụng cụ có tác dụng quá mạnh không phù hợp. Ví dụ mặt xanh lá cây của mút cọ 2 mặt để cọ những dụng cụ cực bẩn như đáy nồi và chảo hay thức ăn cháy bám trên đáy nồi, tuy nhiên chúng sẽ gây xước với những vật bằng nhựa, sứ, mặt bếp và các vật có lớp chống dính. Trong khi đó mặt trắng của mút cọ sẽ không làm xước bề mặt. Hãy đọc kỹ nhãn mác sản phẩm để biết nên sử dụng dụng cụ nào để rửa.
7. Sử dụng chất đánh bóng đồ gỗ mỗi lần lau dọn
Trước kia người ta vẫn dùng dầu và chất đánh bóng đồ gỗ do những đồ này chưa có bề mặt bảo vệ như bây giờ. Đối với đồ gỗ ngày nay bước này không còn cần thiết nữa. Với những đồ gỗ xưa, tốt nhất bạn nên tiếp tục sử dụng cùng một loại dầu để tránh phản ứng hóa học từ các loại dầu khác nhau làm hỏng bề mặt gỗ. Để lau đồ gỗ ngày nay, bạn chỉ cần dùng vài giọt nước thấm vào khăn ẩm và lau nhẹ nhàng.
8. Sử dụng quá nhiều sản phẩm tẩy rửa
Người dùng thường có xu hướng sử dụng thật nhiều sản phẩm tẩy rửa mạnh để có hiệu quả tốt nhất. Liều lượng được chỉ rõ trên bao bì sản phẩm. Hãy làm đúng theo chỉ dẫn và xả sạch lại, nếu không sẽ để lại một lớp màng bám chắc theo thời gian và vô cùng khó tẩy rửa.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!