Lột da nhưng da không bong tróc
Lột da là phương pháp dành cho những làn da có vấn đề như hắc sắc tố, nếp nhăn nhẹ, da thừa, sa sần sùi (sẹo)... được mô tả như việc lấy đi lớp tế bào sừng trên cùng của làn da để nuôi dưỡng và tái tạo làn da mới được mịn màng, sáng đẹp hơn. Tuy nhiên, có những trường hợp lột da nhưng da không bong tróc. Vậy phải làm thế nào?
Trả lời câu hỏi của độc giả gửi về Lily & WeCare, bác sĩ Huỳnh Văn Quang (Bác sĩ tại khoa Da liễu - Bệnh viện 175) cho biết, lột da nghe đơn giản nhưng không phải như vậy. Khi muốn dùng hóa chất lột da phải có quy trình cụ thể từ thử test, vệ sinh da mặt, bôi chất làm dịu sau lột, chống nắng... Nếu không đúng quy trình có thể bị dị ứng, đỏ da và đen xạm hơn. Bạn bị dị ứng và đỏ da , chắc chắn bạn sẽ bị đen xạm vùng da đỏ. Bây giờ bạn phải bôi các chất làm dịu da và tích cực sử dụng kem chống nắng. Tốt nhất bạn phải tới bác sĩ Da liễu để họ khắc phục và giải đáp cụ thể để tránh di chứng".
Có thể khẳng định, hiện tượng này cũng giống như một số trường hợp các bạn đã quá tin vào việc quảng cáo "lột da như rắn" tại nhà. Do đó, không nên quá tin tưởng vào quảng cáo những sản phẩm làm đẹp da ngay tức thì.
Lưu ý về biến chứng khi sử dụng phương pháp lột da
Tại các cơ sở thẩm mỹ, quy trình lột da làm trắng được tiến hành qua khá nhiều công đoạn như tẩy tế bào chết, quét lớp thuốc dày lên khắp toàn thân, sau đó dùng nilon hoặc áo mưa trùm kín người khách hàng. Hết thời gian ủ, khi lớp da trên cùng bong nhẹ hoặc phồng lên nhân viên thẩm mỹ sẽ tiến hành lột. Quy trình phức tạp này giúp cho phương pháp lột da đạt hiệu quả tối ưu.
Trường hợp lột da tại nhà bạn nên cẩn thận nếu không sẽ gặp biến chứng khôn lường:
- Hồng ban có thể lặn trong vòng 90 ngày nhưng cũng có thể tồn tại lâu dài kèm biểu hiện tăng sắc tố và ngứa nhiều. Nhóm người có nguy cơ cao: đang dùng thuốc ngừa thai, thuốc nhạy cảm với ánh sáng.
- Da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, một trong những nguyên nhân gây ung thư da. Bệnh nhân được khuyến cáo hạn chế ra nắng từ 6 - 12 tháng và phải thường xuyên dùng kem chống nắng.
- Da mất sắc tố do các tế bào hắc tố bị hủy hoại không hồi phục trong quá trình lột dưới tác dụng của hóa chất, đặc biệt là phenol.
- Sẹo teo da do vết lột chậm lành. Biến chứng này rất trầm trọng, đòi hỏi sự chăm sóc da sau lột thật kỹ và điều trị tích cực chóng lành.
- Nhiễm trùng là biến chứng thường gặp, đặc biệt do vi khuẩn Pseudomonas, do virus Herpes bùng phát.
- Xuất huyết tại vị trí lột sâu có thể xảy ra ở người đang dùng thuốc làm loãng máu như warfarin. Bệnh nhân đang dùng aspirin được khuyến cáo nên tạm ngưng dùng thuốc ít nhất 1 tuần trước khi quyết định lột sâu.
12/04/2018
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!