Thịt vịt là món ăn không chỉ bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể mà nó còn có một tác dụng vô cùng công hiệu cho nam giới yếu sinh lý mà không phải ai cũng biết. Theo các chuyên gia thì thịt vịt ngoài tác dụng bổ dụng dinh dưỡng còn có tác dụng tăng cường sinh lý cho nam nữ, đặc biệt là chữa yếu sinh lý, tăng sung mãn "chuyện ấy" cho nam giới khá hiệu quả.
Vị thuốc độc đáo ăn thường xuyên không phải ai cũng biết
Thịt vịt là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong 100g thịt vịt có khoảng 25g protein (cao hơn rất nhiều thịt bò, heo, dê, cá, trứng). Bên cạnh đó, hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, phốtpho, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E), acide nicotic…rất cao.
Các chất này có tác dụng bồi bổ cơ thể và tăng cường sức khỏe rất tốt. Đồng thời, thịt vịt cũng có tác dụng như một vị thuốc.
Thịt vịt là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao (Ảnh minh họa)
Theo nhà khoa học, Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng - Viện hàn lâm KH&CN Việt nam, Hội Đông y Hà Nội, thịt vịt tính hàn, vị ngọt, hơi mặn, không độc, có tác dụng bổ huyết, giải độc, thanh nhiệt dưỡng âm, lợi thấp nhiệt, điều hòa ngũ tạng…, chữa di tinh, mộng tinh, đau lưng mỏi gối, khô miệng và điều hòa kinh nguyệt.
Do đó, thịt vịt được Đông y sử dụng như một món ăn - bài thuốc để chữa yếu sinh lý, nhất là đối với nam giới.
Chuyên gia nhấn mạnh, thịt vịt là món ăn quen thuộc trong bữa cơm của các gia đình. Ngoài việc cung cấp nguồn dinh dưỡng cần thiết và bổ dưỡng cho cơ thể, thịt vịt còn có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả.
Hai bài thuốc giúp tăng sung mãn trong "chuyện ấy"
Bài thuốc chữa yếu sinh lý bằng canh thịt vịt nấu nấm hương
Nguyên liệu: Thịt vịt, kỷ tử, nấm hương, cà rốt, gừng, táo đỏ, rau thơm (hành, ngò) và gia vị cần thiết.
Cách chế biến: Ứớp thịt vịt với gia vị, đem xào săn miếng thịt, rồi cho các nguyên liệu khác vào nồi hầm trong 30 phút cho mềm. Có thể ăn canh riêng hoặc ăn với cơm hàng ngày. Món ăn này có tác dụng tăng cường khả năng tình dục cho cả nam và nữ, cải thiện rõ rệt tình trạng yếu sinh lý.
Bài thuốc chữa yếu sinh lý bằng thịt vịt nấu tôm
Nguyên liệu:Thịt vịt, tôm, các loại gia vị.
Cách chế biến: Thịt vịt làm sạch, chặt thành từng miếng nhỏ vừa ăn, cho vào chảo phi hành tỏi, đảo đều rồi đổ nước vào nồi hầm trước. Tôm bóc lấy phần nõn bên trong rồi cho vào hầm sau.
Khi nguyên liệu chín nhừ thì cho các gia vị vừa ăn vào là được. Món ăn này có tác dụng đẩy lùi bệnh yếu sinh lý hiệu quả. Các bà nội trợ có thể thường xuyên thực hiện món ăn này để cải thiện đời sống chăn gối vợ chồng hiệu quả. Tốt nhất nên ăn 2-3 bữa trong tuần thì hiệu quả sẽ rõ thấy hơn.
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng
Cách khử mùi hôi thịt vịt để có món ăn ngon
Thịt vịt là món khoái khẩu của rất nhiều người. Đây cũng là loại thực phẩm có thể chế biến thành rất nhiều món ăn khác nhau, từ vịt nấu chao, vịt kho gừng, vịt om sấu hay món bún măng vịt siêu ngon. Nhiều người thậm chí còn thích ăn thịt vịt hơn cả thịt gà vì cho rằng thịt vịt ngọt và dai, chắc thịt hơn thịt gà.
Tuy có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon nhưng thịt vịt vẫn hơi "lép vế" bởi mùi hôi đặc trưng của thịt vịt. Lý do là bởi tuyến dầu của vịt phát triển mạnh mẽ hơn gà.
Ngoài ra, do bơi lội dưới nước thường xuyên nên thịt vịt cũng sẽ có những mùi hương hơi khó chịu. Chính vì vậy, nếu không biết cách sử lý, món ăn sẽ dễ bị mùi hôi của thịt vịt lấn át, từ đó chẳng còn ngon nữa.
Thực ra nếu biết cách vẫn có thể khử mùi hôi của vịt. Đó chính là cho vịt "tắm" trong rượu trắng.
Sau khi làm sạch lông vịt, dùng rượu trắng chà xát kĩ bên ngoài vịt, mùi hôi của thịt vịt sẽ được khử sạch. Nếu nhà không có rượu trắng, có thể giã 1 củ gừng tươi, hòa với giấm nuôi rồi chà xát hỗn hợp ấy lên thịt vịt.
Cách này cũng sẽ khử mùi hôi của vịt cực hiệu quả. Nếu không có gừng, hãy sử dụng chanh: Vắt nước cốt 02 quả chanh rồi chà xát nước cốt chanh lên thịt vịt sau khi làm sạch lông. Hoặc đơn giản nhất, pha giấm với muối rồi dùng khăn sạch nhúng vào nước giấm muối, thoa đều khắp mình vịt.
Chuyên gia cũng đưa ra lưu ý, mùi hôi của vịt phần lớn xuất phát từ phao câu nên tốt nhất, nên bỏ phao câu đi trước khi chế biến, đồng thời đập dập củ gừng cho vào nồi nước khi luộc thịt vịt, chắc chắn vịt sẽ được khử mùi hôi hoàn toàn.Vịt non thường hôi hơn vịt già nên chọn vịt trưởng thành, như vậy thì mùi hôi sẽ phần nào giảm bớt.
Trong 3 nhóm đối tượng không nên ăn thịt vịt có nhóm người bị bệnh gout
Những đối tượng không nên ăn thịt vịt
Thịt vịt có chứa lượng lớn protein, sắt, canxi, phot pho, vitamin A, vitamin B1, vitamin D… đây là món ăn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Tuy nhiên, những người có dấu hiệu bệnh sau đây nếu ăn thịt vịt thì tình trạng bệnh sẽ trầm trọng hơn:
- Người đang bị cảm, mới phẫu thuật: Do thịt vịt có tính hàn nên người đang bị cảm tuyệt đối không nên dùng thịt vịt để tránh bệnh nặng hơn. Người mới qua phẫu thuật cần kiêng chất tanh cũng không nên ăn thịt vịt vì nó dễ làm cho vết thương lâu lành.
- Người bị bệnh gout: Những người mắc bệnh gout không nên ăn thịt vịt, vì trong thịt vịt có lượng purin cao có thể làm tăng axit uric trong cơ thể.
- Người có hệ tiêu hóa kém: Thịt vịt mang tính hàn (lạnh) nên những người có hệ tuần hoàn kém lâu ngày làm suy yếu các cơ quan khác như hệ tiêu hóa, thận, hệ thống miễn dịch… cũng không nên ăn nhiều. Ngoài ra thịt vịt cũng khiến người có thể trạng hàn dễ bị các bệnh về cơ-xương-khớp.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!