Người bị bệnh tim có những nhu cầu đặc biệt về nha khoa. Dưới đây là một số cách chăm sóc răng miệng cho người bệnh tim:
Chăm sóc nha khoa sau khi bị nhồi máu cơ tim
Trò chuyện với bác sĩ tim mạch về bất kỳ phương pháp điều trị nha khoa nào mà bạn đang định thực hiện, có thể bác sĩ bảo bạn nên đợi thêm thời gian nữa. Nếu bạn đang dùng thuốc chống đông máu (thuốc làm loãng máu), hãy nói ngay với bác sĩ. Các loại thuốc này có thể gây chảy máu quá nhiều khi làm các thủ tục phẫu thuật liên quan đến răng miệng.
Hãy hỏi nha sĩ của bạn chuẩn bị sẵn oxy và nitroglycerin để đề phòng trường hợp khẩn cấp xảy ra khi bạn đến khám.
Chăm sóc nha khoa sau khi bị cao huyết áp (Tăng huyết áp)
Một số loại thuốc cao huyết áp có thể gây khô miệng hoặc thay đổi vị giác. Thuốc chẹn kênh canxi (calcium channel blocker) có thể khiến các mô nướu bị sưng và mau lớn, gây khó khăn khi nhai. Nếu răng lớn quá mức, nha sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh răng miệng chi tiết và có thể yêu cầu bạn thực hiện việc khám răng thường xuyên hơn để làm sạch răng. Trong một số trường hợp, phẫu thuật nướu răng để loại bỏ mô nướu dư thừa có thể được tiến hành.
Nếu bạn điều trị nha khoa mà cần phải sử dụng gây mê, hỏi nha sĩ liệu thuốc gây mê có chứa epinephrine. Epinephrine là một tá dược phổ biến trong các sản phẩm gây tê tại chỗ. Epinephrine có thể dẫn đến những thay đổi về tim mạch ở bệnh nhân cao huyết áp, bao gồm huyết áp tăng cao đến mức báo động, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, và loạn nhịp tim. Vì vậy nên được sử dụng thận trọng.
Chăm sóc nha khoa sau khi bị đau ngực (Angina)
Bệnh nhân bị đau thắt ngực đang điều trị bằng thuốc chẹn kênh canxi có thể gây nên tình trạng nướu phát triển quá mức, một số trường hợp cần phải phẫu thuật để gọt bớt.
Cũng giống như trường hợp bị bệnh tim, nếu bạn bị đau thắt ngực, bạn cũng nên hỏi nha sĩ của bạn xem liệu họ có sẵn oxy và nitroglycerin để sử dụng trong trường hợp bạn lên cơn đau thắt ngực khi đang làm thủ thuật hay không.
Trong khi bệnh nhân đau thắt ngực ổn định (có thể dự đoán được khi nào cơn đau ngực xảy ra) có thể yên tâm thực hiện các thủ thuật nha khoa thì bệnh nhân bị đau thắt ngực không ổn định (không đoán trước được) không nên tự ý lựa chọn các thủ thuật nha khoa(không cần thiết), và việc chăm sóc trong trường hợp khẩn cấp nên được thực hiện trong một bệnh viện hoặc phòng khám được trang bị đầy đủ máy móc theo dõi tim.
Chăm sóc nha khoa sau khi bị đột quỵ
Nếu bạn đã từng bị đột quỵ trước đây, hãy nói với nha sĩ của bạn nếu bạn đang dùng thuốc chống đông máu (thuốc làm loãng máu). Các loại thuốc này có thể gây chảy máu khó cầm trong một số thủ thuật nha khoa.
Nếu đột quỵ làm suy giảm tiết nước bọt, nha sĩ có thể khuyên bạn nên sử dụng nước bọt nhân tạo. Nếu cơn đột quỵ ảnh hưởng đến mặt, lưỡi, hoặc bàn tay và cánh tay thuận của bạn, nha sĩ cũng có thể khuyên bạn nên sử dụng fluor dạng gel, cách đánh răng khác không dùng tay thuận hoặc dùng chỉ nha khoa, và các kĩ thuật để hỗ trợ bạn trong việc duy trì vệ sinh răng miệng tốt.
Chăm sóc nha khoa sau khi bị suy tim
Một số loại thuốc dùng để điều trị suy tim (như thuốc lợi tiểu, hoặc thuốc nước) cũng có thể gây ra khô miệng. Hãy hỏi nha sĩ về phương pháp điều trị khô miệng, bao gồm cả việc sử dụng nước bọt nhân tạo.
Một số điều bạn cần nhớ về cách chăm sóc răng miệng và bệnh tim
Dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý khi gặp bác sĩ hoặc nha sĩ:
- Cung cấp cho nha sĩ một danh sách đầy đủ tên và liều lượng của tất cả các loại thuốc bạn đang dùng cho bệnh tim (cũng như bất kỳ thuốc theo toa hoặc không theo toa mà bạn đang dùng). Điều này sẽ giúp nha sĩ quyết định quá trình điều trị tốt nhất cho bạn, chẳng hạn như các loại thuốc thích hợp cho các thủ thuật nha khoa;
- Cung cấp cho nha sĩ tên và số điện thoại của bác sĩ trong trường hợp bác sĩ nha khoa cần phải làm rõ về cách thức chăm sóc bạn;
- Nếu bạn đang lo lắng thái quá về việc trải qua các thủ tục nha khoa do bệnh tim của bạn, hãy nói chuyện với nha sĩ và bác sĩ tim mạch. Họ sẽ cung cấp cho bạn thông tin và đưa ra các phương thức để kiểm soát đau răng cũng giảm bớt những lo ngại của bạn.
Có mối liên hệ nào giữa bệnh lý nha khoa và bệnh tim hay không?
Các nhà nghiên cứu, các cơ quan chính phủ vẫn đang tiếp tục nghiên cứu mối quan hệ giữa bệnh lý nướu và bệnh tim. Một số nhà nghiên cứu suy đoán rằng vi khuẩn trong miệng liên quan đến sự phát triển của bệnh nướu răng đã di chuyển vào máu và gây viêm trong các mạch máu, từ đó dần gây ra bệnh tim và đột quỵ.
Nhiều nghiên cứu trái chiều về mối quan hệ này đang được tiến hành. Một nghiên cứu, được công bố tại Stroke – Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Mỹ – cho thấy những người có ít hơn 25 cái răng vào lúc bắt đầu của cuộc thử nghiệm 12 năm (thiếu răng do bệnh nướu răng không được điều trị) có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn 57% những người có nhiều hơn 25 cái răng.
Một nghiên cứu khác lên 4000 bệnh nhân trong 17 năm theo dõi lại cho thấy không có bằng chứng về việc suy giảm nguy cơ bệnh mạch vành ngay cả khi đã chữa lành bệnh nướu mãn tính. Dựa trên những kết quả này, các nhà nghiên cứu suy đoán rằng mối quan hệ giữa bệnh nướu răng và sự gia tăng nguy cơ tim mạch là ngẫu nhiên và rằng bệnh nướu răng không gây ra bệnh mạch vành.
Mối liên hệ giữa bệnh nướu răng và bệnh tim vẫn còn đang trong quá trình xác minh.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!