Lưu ý với phụ nữ sau sinh trong ngày nắng nóng

Làm mẹ - 11/24/2024

Trong những ngày nắng nóng, sản phụ không nên áp dụng kiêng kỵ một cách máy móc để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé sau sinh.

Dưới đây là những điều cần lưu ý cho phụ nữ sau sinh:

Vệ sinh ngực đúng cách

Thời tiết nắng nóng, mồ hôi đổ ra nhiều nên việc giữ vệ sinh bầu ngực sạch sẽ cho con là rất quan trọng. Vì vậy, trước và sau khi cho con bú các mẹ nên dùng khăn thấm nước sạch làm sạch đầu ngực. Khi bú các mẹ chú ý cho bé ngậm hết quầng đen, việc cho bé chỉ ngậm đầu núm vú trong thời gian dài dễ khiến da bị nứt, gây đau rát.

Không nên kiêng tắm

Phụ nữ sau khi sinh rất dễ ra mồ hôi, thêm vào đó là sức đề kháng sau khi sinh yếu, các vi khuẩn bám trên da rất dễ sinh sôi nảy nở, xâm nhập vào da. Vì vậy, sản phụ nên sau khi sinh cần vệ sinh để đảm bảo da được sạch sẽ.

Đối với sản phụ sau sinh, tuyệt đối không nên tắm vào lúc đói để tránh hiện tượng giảm đường trong máu dẫn đến hoa mắt, chóng mặt… Bộ phận sinh dục sau khi sinh bị tổn thương nên khi tắm không nên ngâm mình lâu đề phòng nước bẩn làm nhiễm trùng bộ phận sinh dục. Cần tắm nơi kín gió để phòng cảm lạnh.

Đối với sản phụ sinh nở không thuận lợi, ra máu quá nhiều thì khi tắm càng phải cẩn thận hơn.

Lưu ý với phụ nữ sau sinh trong ngày nắng nóng

Phụ nữ sau sinh không nên kiêng tắm (ảnh minh họa: internet)

Không kiêng đánh răng

Do số lần ăn uống nhiều, khả năng thức ăn thừa lưu lại ở mặt răng và khe răng rất lớn, mà viêm nhiễm vùng miệng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến sốt sản hậu. Vì vậy, sản phụ cần chú ý vệ sinh răng miệng hơn người bình thường. Việc hiều sản phụ kiêng không đánh răng trong tháng đầu tiên sau khi sinh là không đúng. Tốt nhất nên đánh răng vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ, sau mỗi bữa ăn nên súc miệng để làm sạch thức ăn.

Không ăn đồ dầu mỡ, khó tiêu

Nhiều sản phụ ăn uống kiêng kem sau sinh sẽ không đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Những ngày sau sinh, cơ thể sản phụ bị tiêu hao nhiều năng lượng, nằm nghỉ ngơi nhiều, lại phải cho con bú, lúc này các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chua, cay không dễ tiêu hóa, cũng dễ bị táo bón hoặc ảnh hưởng đến việc tiết sữa, hoặc qua sữa gây ra các bệnh mẩn ngứa, tiêu chảy cho trẻ.

Vì vậy, cần ăn kèm lượng rau, quả và bổ sung nước thích để mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe, đảm bảo chất lượng sữa cho con bú.

Không bó bụng sau sinh

Nhiều sản phụ muốn nhanh chóng lấy lại eo thon nên dùng tã, gen quấn chặt từ hông đến bụng. Tuy nhiên, việc bó bụng trong thời kì sau khi sinh không những không trợ giúp cho trạng thái khôi phục khẩn trương thành bụng, ngược lại làm tăng sức ép ở bụng, và làm giảm sức chống đỡ của dây chằng và các cơ quan sinh sản, dẫn đến tử cung rũ xuống, tử cung nghiêng gập mạnh về sau, thành trước và sau âm đạo phình ra…

Do vị trí cơ quan sinh sản thay đổi, khiến lưu thông máu trong khoang chậu không thông suốt, các đề kháng giảm, dễ dẫn đến các loại bệnh phụ khoa như viêm khoang chậu, viêm phụ kiện, hội chứng tụ máu trong khoang chậu… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của sản phụ.

Không ép cân sau sinh

Sau sinh, nhiều người muốn nhanh chóng lấy lại cân nặng như cũ nên nôn nóng tập thể dục. Điều này không tốt cho chính bản thân cũng như con trẻ.

Theo các chuyên gia, phụ nữ sau sinh chỉ nên tập luyện kể từ khi chấm dứt 4 tháng nghỉ dưỡng sau sinh. Cho tới khi con bạn cai sữa, bạn mới nên thực hiện chế độ ăn kiêng. Ngoài ra, bạn cũng nên cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu, đây cũng là một lợi thế to lớn trong quá trình giảm cân sau sinh.

Không để nhiệt độ phòng dưới 26°C

Thời tiết nắng nóng, nếu bật điều hòa là cách tốt nhất để ổn định nhiệt độ cho trẻ. Nên duy trì nhiệt độ phòng từ 26-28°C, mặc quần áo dài, găng tay, vớ chân, mũ, đắp mềm nhẹ, ấm cho bé. Các mẹ cũng chú ý thay tã kịp thời khi bé đi tiểu, tránh để bé bị cảm lạnh; giữ phòng thoáng, sạch, tránh vi khuẩn gây bệnh.

Chăm sóc vùng kín sau sinh

- Sau sinh, sản dịch bài tiết rất nhiều qua đường âm đạo, mỗi ngày nên dùng nước ấm làm sạch vùng kín 3 lần tránh viêm nhiễm.

- Không nên nằm bồn tắm, nước bẩn có thể xâm nhập gây viêm nhiễm âm đạo.

- Đối với sản phụ khi sinh mất nhiều máu, vết thương hở, nên nhờ tới sự giúp đỡ của người khác khi vệ sinh cơ thể.

- Sau sinh màng tử cung và âm đạo đều bị tổn thương, cần thời gian để phục hồi. Tốt nhất sau 6-8 tuần sau sinh các mẹ mới nên sinh hoạt chăn gối.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!