Câu trả lời là: có thực sự cần thiết khi mẹ bầu mang thai lần 2 tiêm uốn ván. Mặc dù trong lần mang thai đầu tiên, mẹ đã tiêm đủ hai mũi uốn ván thì trong lần thứ hai này, mẹ vẫn cần phải tiêm ngừa. Lily & WeCare sẽ giải thích cho độc giả qua bài viết dưới đây.
Vì sao mang thai lần 2 phải tiêm uốn ván?
Chắc hẳn mẹ bầu cũng đã phần nào biết được các tác hại nguy hiểm khôn cùng của vi trùng uốn ván nếu như chúng tấn công vào mẹ bầu và em bé trong lúc chuyển dạ. Chính loại vi trùng này có thể làm cho mẹ bầu bị uốn ván tử cung hoặc khiến cho trẻ bị nhiễm trùng rốn sơ sinh, bị rối loạn thần kinh thực vật, bị suy hô hấp, thậm chí là tử vong.
Cho nên, việc tiêm phòng uốn ván khi mang thai là cách tốt nhất để mẹ bầu tự bảo vệ chính mình và em bé khỏi sự xâm nhập của vi trùng uốn ván. Ngay cả khi mẹ đã tiêm đủ 2 mũi uốn ván trong lần mang thai đầu tiên thì mẹ vẫn cần tìm hiểu lịch tiêm mũi nhắc lại ở lần thứ 2 này. Cụ thể, lịch sẽ là như sau:
– Nếu thời điểm mẹ tiêm vacxine uốn ván trong lần mang thai đầu cách đây đã 4 hoặc 5 năm thì lần thứ 2 này mẹ nên tiêm một mũi ngừa uốn ván nữa. Mẹ nên tiêm khi bước vào tuần thứ 26 của thai kỳ.
– Với những mẹ bầu chưa được tiêm bất kỳ một mũi uốn ván nào ở thời điểm trước đây, ngay cả trong lần mang thai đầu thì mẹ bầu chỉ cần tiêm đủ 2 mũi. Mũi đầu tiên được tiêm khi mẹ mang bầu được 4 hoặc 5 tháng (tức tuần thai thứ 21, 22). Mũi thứ 2 mà mẹ tiêm là sau mũi đầu 1 tháng và tiêm trước ngày dự sinh tối thiểu 30 ngày.
– Những mẹ nào đã tiêm đủ 2 mũi uốn ván trong lần đầu mang thai nhưng lại không tiêm mũi nhắc lại sau khi sinh thì cũng cần tiêm bù mũi thứ 3 trong tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kỳ. Đó chính là lí do vì sao mang thai lần 2 tiêm uốn vánmà mẹ bầu phải nhớ được.
– Với những mẹ bầu đã tiêm phòng uốn ván 1 hoặc tiêm 2 mũi trước đây (tính cả mũi tiêm trong chương trình tiêm chủng mở rộng khi mẹ còn nhỏ) thì cần tiêm thêm 1 mũi nhắc lại vào tháng thứ 4 hoặc là thứ 5 của thai kỳ.
– Với những mẹ bầu đã tiêm phòng từ 3 – 4 mũi uốn ván trước đó, mà có lần tiêm cuối cùng đã trên 1 năm thì cũng vẫn cần thêm 1 mũi tiêm nhắc lại vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5.
– Hay những mẹ đã tiêm đủ 5 mũi uốn ván thì không cần thiết phải tiêm bổ sung nữa vì hiệu quả đã lên tới hơn 95%. Thế nhưng, nếu mũi tiêm cuối cùng đã trên 10 năm thì mẹ bầu hãy tiêm nhắc lại để đảm bảo vacxine phát huy tối đa hiệu quả tối đa của nó.
Những lưu ý mà mẹ bầu mang thai lần 2 tiêm uốn ván cần biết
Mẹ nên lựa chọn cơ sở uy tín khi đi tiêm phòng, điều này là để đảm bảo an toàn cho bản thân mẹ bầu. Tốt nhất, mẹ bầu nên tiêm tại cơ sở y tế nơi mình cư trú hoặc lựa chọn một địa chỉ cố định để tiêm. Điều này sẽ giúp cho mẹ quản lý tốt lịch tiêm của bé sau này.
Mang thai lần hai ốm nghén nặng hơn có phải do đổi đầu con không?
Rubella có lây qua sữa mẹ không?
Nên tiêm phòng trước khi mang thai bao lâu?
Tiêm phòng vaccine có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ không?
Lưu ý khi làm đẹp da bằng mật ong mẹ bầu phải biết
Với những mẹ bầu lần 2 mang đa thai hoặc là có nguy cơ sinh non thì cũng cần tiêm phòng uốn ván sớm hơn để vacxine phát huy tác dụng trước khi bé được chào đời. Mẹ cũng nên tham khảo bác sĩ về thời gian thích hợp đối với từng trường hợp tiêm.
Mẹ nên ở lại nơi tiêm phòng sau khi tiêm xong để theo dõi các phản ứng của vaccine. Mẹ có thể sẽ thấy một vài tác dụng phụ như: sốt nhẹ, đau nhức khắp người, sưng đỏ vết tiêm. Để khắc phục điều này, mẹ có thể chườm lạnh hoặc chườm nóng để giảm bớt sưng đau. Thế nhưng, mẹ tuyệt đối không được sử dụng thuốc giảm đau hay hạ sốt nếu như không có ý kiến chỉ định từ bác sĩ. Trong trường hợp, mẹ bầu mang thai lần 2 đi tiêm uốn ván mà thấy xuất hiện các triệu chứng như chân tay lạnh, da xanh thai, tiêu chảy, tim đập nhanh, khó thở thì cần khẩn trương đến ngay các bệnh viện để điều trị kịp thời, tránh được tình trạng sốc phản vệ sau khi tiêm.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!