Mất ngủ kèm stress dễ dẫn đến suy kiệt

Kỹ năng sống - 11/24/2024

Việt Nam chưa có thống kê cả nước, nhưng tình trạng này đang ngày một tăng cao ở hầu hết cơ sở y tế có khám bệnh tâm lý-thần kinh.

Khoảng 20% dân số thế giới gặp căng thẳng quá mức trong công việc, độ tuổi bị ảnh hưởng nhiều nhất là 40-54, trong đó 44% bệnh nhân stress gặp rối loạn giấc ngủ, theo cảnh báo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO).

Tại Mỹ, 90% bệnh nhân than phiền gặp phải những vấn đề về giấc ngủ, căng thẳng, lo âu... Thống kê cho thấy 428.000 người nước này mắc chứng căng thẳng vào năm 2012, chiếm 40% tổng các bệnh liên quan đến công việc. Tại Pháp, 80% nhân viên văn phòng than phiền bị stress và mất ngủ. Việt Nam chưa có thống kê cả nước, nhưng tình trạng này đang ngày một tăng cao ở hầu hết cơ sở y tế có khám bệnh tâm lý-thần kinh. Tại Bệnh viện Tâm thần TP HCM, bệnh nhân thăm khám tình trạng mất ngủ, rối loạn lo âu, stress hiện nay chiếm tới 35%.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thanh Bình-Khoa tâm thần kinh, bệnh viện Lão khoa Trung ương, cho biết mất ngủ không phải bệnh mà là triệu chứng, hậu quả của nhiều yếu tố khác nhau. Mất ngủ kéo dài kết hợp với stress dễ dẫn đến suy nhược cơ thể, giảm sức đề kháng. Mất ngủ kéo dài là yếu tố nguy cơ gây trầm cảm nặng.

Gốc tự do sinh ra quá nhiều khiến tình trạng mất ngủ kèm stress ngày càng nặng thêm, làm tăng nguy cơ đột quỵ não.

Mất ngủ kèm stress dễ dẫn đến suy kiệt

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã khẳng định stress là mối đe dọa lớn nhất cho sức khỏe cộng đồng trong thế kỷ 21, khi 70% bệnh lý là do ảnh hưởng của tình trạng căng thẳng. Người sống thường xuyên với stress có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cao gấp 6 lần người bình thường. 'Stress kéo dài cộng với nhiều đêm mất ngủ sẽ biến 1 người khỏe mạnh, vui vẻ đến đâu cũng trở nên cáu gắt, nóng nảy, suy yếu cả về thể chất và tinh thần', tiến sĩ Bình nói.

Một trường hợp điển hình là anh Đặng Quốc Thanh, 46 tuổi. Là kế toán trưởng 1 công ty nước ngoài, từ khi nhận thêm việc báo cáo thuế cho một số công ty khác, anh lơ là công việc chính và gặp phải sai sót nghiêm trọng đến mức bị thôi việc. Các khách hàng biết được bèn cắt luôn hợp đồng, kết quả là thu nhập của anh Thanh bỗng trở về con số 'không'. Anh rơi vào tình trạng căng thẳng, mất ngủ triền miên, nhốt mình trong nhà, tối đến khó ngủ, hay thức dậy hoảng loạn giữa đêm... Gần 3 tháng, anh sụt cân gần 16kg, tâm tính thay đổi, trí nhớ sa sút, sức khỏe đi xuống nghiêm trọng buộc người thân phải đưa đi điều trị.

Có những người mất ngủ kèm stress tìm đến bác sĩ không phải do công việc gặp khó khăn mà vì mọi thứ đang... quá thuận lợi, như chị Võ Thị Ngọc Duyên, 33 tuổi. Chị mắc bệnh 2 tháng trước chị được lên chức trưởng phòng, đúng vị trí đang mong mỏi. Từ khi chuyển sang nhiệm vụ mới, chị thường hồi hộp, mất ngủ thường xuyên, hay lo lắng, bất an, đau đầu, vã mồ hôi, rối loạn tiêu hóa... Chị chia sẻ: 'Bác sĩ khám cho biết tôi bị stress cấp dẫn tới mất ngủ do cường độ và áp lực làm việc quá căng. Thế mới biết không chỉ những người không hài lòng với công việc và cuộc sống mới bị stress'.

Mất ngủ kèm stress dễ dẫn đến suy kiệt

Theo Giáo sư, bác sĩ Lê Văn Thính, Trưởng khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai, có rất nhiều yếu tố dẫn đến mất ngủ và stress, trong đó áp lực công việc (dù công việc đó được yêu thích) chiếm tỷ lệ khá lớn. Mất ngủ và stress có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng vừa là nguyên nhân, vừa là đòn bẩy của nhau. Stress tác động trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương làm phóng thích nhiều chất nội tiết (adrenalin, cortisol...) để giúp cơ thể huy động khả năng thích ứng. Tác động này với cường độ cao hoặc với cường độ nhỏ nhưng kéo dài sẽ dẫn đến ức chế quá mức làm cơ thể rơi vào tình trạng suy sụp. Căng thẳng về tâm lý làm tăng hoạt động của toàn bộ cơ thể, dẫn đến tiêu thụ rất nhiều oxy và năng lượng khiến gốc tự do ở người bị mất ngủ và stress luôn ở tình trạng báo động.

'Bất kỳ loại stress nào cũng sẽ sản sinh ra nhiều các gốc tự do trong cơ thể, gây ra tình trạng căng thẳng oxy hóa . Độc chất này thặng dư sẽ tấn công vào tất cả các cơ quan, bộ phận trong cơ thể, tập trung nhất ở những nơi tiêu thụ nhiều oxy, đặc biệt là các mạch máu não', Giáo sư Thính nói.

Theo đó, gốc tự do sản sinh từ stress là tác nhân gây xơ vữa động mạch và thoái hóa chức năng não gây mất ngủ. Đồng thời, mất ngủ tác động trở ngược lại làm tình trạng căng thẳng ngày càng nặng thêm. Vòng xoắn bệnh lý này nếu không được chặn đứng sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ não.

Mất ngủ kèm stress dễ dẫn đến suy kiệt

Để hạn chế hậu quả do mất ngủ và stress, tiến sĩ Bình khuyên trước tiên phải phòng nguy cơ có hại bằng cách sắp xếp hợp lý giữa lao động và nghỉ ngơi, tăng cường tập luyện thể dục, thể thao, giải trí, tăng cường chất xơ, vitamin trong bữa ăn. 'Rèn luyện về tinh thần sẽ cho ta khả năng phản ứng phù hợp và hiệu quả với các yếu tố gây stress. Chính cách chúng ta suy nghĩ tiêu cực về những điều đã hoặc sẽ xảy ra đem đến cho mình rất nhiều căng thẳng và làm tăng sinh chuỗi phản ứng gốc tự do', tiến sĩ Bình nhấn mạnh.

Giáo sư Thính phân tích thêm, cơ thể con người cũng có hệ thống phòng thủ chống lại gốc tự do bằng các enzyme có khả năng trung hòa những chất gây hại này. Tuy nhiên, tuổi tác càng cao hoặc môi trường ô nhiễm, thức ăn chứa nhiều độc tố hoặc ăn uống không đủ chất dinh dưỡng, khoáng chất, vitamin... làm các gốc tự do xuất hiện quá nhiều nhưng cơ thể lại không sản xuất đủ chất chống lại chúng . Lúc này, cơ thể cần được hỗ trợ bằng các sản phẩm hoặc thực phẩm. Các chất chống gốc tự do thiên nhiên tốt cho mạch máu và não đã được các nhà khoa học Mỹ khẳng định như Anthocyanin, Pterostilbene... trong Blueberry được chứng minh có khả năng ngăn ngừa stress và giảm thiểu hiệu quả các triệu chứng mất ngủ, đau đầu, mệt mỏi...

Ảnh minh họa: Internet

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!