Chất thải của cơ thể, đặc biệt là nước tiểu, tiết lộ rất nhiều điều về sức khỏe của bạn. Quan sát sự thay đổi trong màu sắc của nước tiểu sẽ giúp bạn nhận biết được tình trạng cơ thể hiện tại như thế nào.
Nước tiểu là một chất lỏng thường vô trùng do thận bài tiết và thải ra khỏi cơ thể qua đường niệu đạo. Nước tiểu chứa các thành phần chất được đào thải ra khỏi cơ thể. Chính vì vậy, tình trạng nước tiểu có thể nói cho chúng ta biết được tình trạng sức khỏe.
Màu sắc của nước tiểu
Nước tiểu có màu nhạt
Nếu nước tiểu của bạn có độ trong suốt như nước thông thường thì bạn cũng đừng lo lắng bởi nguyên nhân có thể là do bạn đã uống khá nhiều nước trong ngày hôm ấy. Tuy việc đi tiểu nhiều lần vì bàng quang chứa quá nhiều nước sẽ là một sự bất tiện gây cản trở mọi hoạt động khác, nhưng lại là điều chứng tỏ sức khoẻ của bạn vẫn ở trạng thái bình thường.
Nước tiểu có màu đỏ
Nếu bạn đã ăn củ cải đường hoặc quả việt quất, nước tiểu sẽ chuyển sang màu hồng. Tuy nhiên, nếu những ngày sau đó nước tiểu vẫn giữ màu tương tự, đó có thể là dấu hiệu của khối u bàng quang hoặc thận. Đặc biệt, nếu bạn phát hiện trong nước tiểu có máu đông hoặc các mảnh biểu mô, hãy nhanh chóng đi khám bác sĩ để được chuẩn đoán kịp thời. Tuy nhiên, những trường hợp trên thường rất hiếm hoi, đặc biệt là ở phụ nữ.
Nước tiểu có màu xanh lá
Ăn quá nhiều măng tây có thể khiến nước tiểu của bạn mang màu xanh lá cây. Trong một số trường hợp, nước tiểu xanh lá cây cảnh báo nhiễm khuẩn proteus – một dạng nhiễm trùng đường tiết niệu gây ra sỏi thận. Nếu bạn thấy nước tiểu màu xanh lá cây mà không hề ăn măng tây trước đó, hãy đi khám bác sĩ.
Nước tiểu có màu vàng tươi
Vitamin B và carotene có trong nước tiểu sẽ làm cho nước tiểu có màu vàng. Tuy nhiên bạn đừng lo lắng vì nó chỉ đơn giản là sự bài tiết những chất dư thừa trong cơ thể bạn. Màu sắc của nước tiểu xuất phát từ các vitamin lọc qua hệ thống bài tiết hay thậm chí cả trong quá trình hấp thụ và sử dụng.
Nước tiểu có màu xanh lơ
Một tình trạng di truyền hiếm gặp được gọi là tăng canxi huyết, liên quan đến lượng canxi dư thừa trong xương được thải ra ngoài, dẫn đến nước tiểu có màu xanh lơ.
Nước tiểu có màu nâu sậm
Nếu nước tiểu của bạn có màu sậm đen như màu nước trà đá, đó là một dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị mất nước khiến thận sản sinh ra nước tiểu đậm đặc hơn (trái ngược với nước tiểu pha loãng). Bạn cần phải kiểm tra nước tiểu nếu như nó có màu quá tối, đặc biệt là sau khi bạn uống một vài ly nước mà vẫn không thuyên giảm thì có nghĩa là máu huyết của bạn đã có vấn đề. Đây có thể là dấu hiệu của chứng xuất huyết trong thận, từ đây người mắc bệnh có thể rơi vào một trong các trường hợp như nhiễm trùng, bệnh thận hay thậm chí cả ung thư.
Các dấu hiệu khác của nước tiểu
Nước tiểu có mùi hôi
Nếu nước tiểu có mùi hôi (như cá thối), có thể bàng quang đang có dấu hiệu nhiễm trùng. Mặc dù mùi nước tiểu có thể thay đổi từ ngày này sang ngày khác, nhưng trong hầu hết các trường hợp, nó không có mùi mạnh. Vì vậy, bạn hãy cẩn thận khi nước tiểu có mùi bất thường.
Máu trong nước tiểu
Hiện tượng này được gọi là máu tụy. Máu trong nước tiểu có thể đi kèm theo các cơn đau buốt hoặc không. Đây có thể là tình trạng báo động của các loại bệnh như ung thư, nhiễm trùng và sỏi trong đường tiểu. Thay vì là màu vàng nhạt bình thường, nước tiểu có máu sẽ xuất hiện màu hồng, đỏ, nâu nhạt. Đây là lúc bạn cần phải khẩn cấp đến điều trị tại bệnh viện.
Cảm giác bỏng rát khi đi tiểu
Cảm giác đau đớn khi đi vệ sinh có thể là do nhiễm trùng đường tiểu (UTI) gây ra hoặc do các bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh chlamydia, bệnh lậu. Tuy nhiên, tình trạng này thường là nhiễm trùng do vi khuẩn ở đường tiết niệu gây ra.
Nước tiểu có mùi ngọt
Mùi ngọt trong nước tiểu thường là một đầu mối quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh tiểu đường. Khi phát hiện ra hiện tượng này chứng tỏ mức đường trong máu đã vượt mức kiểm soát. Vì vậy, hãy đi khám bác sĩ trước khi bệnh chuyển biến tiêu cực hơn nữa.
Nhìn bằng mắt thường, màu sắc nước tiểu có thể nói lên rất nhiều điều về sức khỏe của bạn nhưng nếu tiến hành phân tích mẫu nước tiểu theo chỉ định của bác sĩ, nó còn cho bạn biết nhiều điều khác nữa. Vì vậy, đừng ngại khi kiểm tra mẫu nước tiểu vì đó là điều tốt nhất mà bạn có thể làm cho sức khỏe của mình.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Xét nghiệm nước tiểu tầm soát bệnh tiểu đường
- Chỉ số bạch cầu trong nước tiểu cao báo hiệu điều gì?
- Chú ý quan sát nước tiểu để phát hiện bệnh
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!