Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ. Vì vậy, những mẹ đang nuôi con bú luôn mong muốn có một nguồn sữa dồi dào, giàu dinh dưỡng để giúp con khỏe mạnh, mau lớn. Nhiều bà mẹ bỉm sữa thắc mắc không biết nên ăn gì để mát sữa. Hôm nay, Lily & WeCare xin giới thiệu đến các mẹ những thực phẩm có tác dụng làm mát sữa.
1. Mát sữa là gì?
Mát sữa là khái niệm mà nhiều bà mẹ trước và sau khi sinh quan tâm. Khi sữa mẹ có đầy đủ chất dinh dưỡng, nguồn sữa dồi dào được gọi là mát sữa. Vì vậy, các mẹ đang trong thời gian nuôi con bú cần phải đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Các chuyên gia nhận định rằng, trong thời gian này, sữa mẹ có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ.
Sữa mẹ bao bao gồm đầy đủ các chất như Glucid, protid, vitamin, lipid, và các khoáng vi lượng, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh. Chính vì vậy, trong khoảng 3 tháng đầu, trẻ sơ sinh không cần phải ăn thêm bất cứ thức ăn nào ngoài sữa mẹ.
Sữa mẹ đặc biệt là sữa non chứa nhiều kháng thể giúp trẻ sơ sinh chống lại được các bệnh nhiễm trùng trong thời gian trẻ chưa thể tự tạo lập kháng thể. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ lại vắt bỏ sữa non vì cho rằng nó ”không đẹp”, chờ đến khi ra sữa trong mới cho bé bú. Đây là một quan niệm sai lầm mà nhiều bà mẹ mắc phải. Khi mới sinh, các bác sĩ thường khuyên mẹ cho con bú càng sớm càng tốt để cung cấp nguồn sữa quý báu cho con.
Việc nuôi con bằng sữa mẹ giúp cho bé phát triển tâm lý một cách bình thường, tránh được các dị ứng do uống sữa lạ. Bên cạnh đó, mẹ còn tránh được tình trạng thụ thai ngoài ý muốn trong vòng 6 tháng đầu sau sinh.
Như vậy, sữa mẹ chính là nguồn thức ăn quan trọng của bé, mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý để mát sữa, tốt cho hệ tiêu hóa cũng như sự phát triển của trẻ.
2. Những thực phẩm làm mát sữa
Để làm mát sữa, mẹ cần bổ sung những nhóm chất sau:
Vitamin A: Có nhiều trong các loại rau như cần ta, hành lá, mồng tơi,... hay trong các loại rau có màu đỏ như bí đỏ, cà chua, cà rốt, đu đủ chín...
Vitamin A còn có nhiều trong gan gà, gan vịt, cua đồng, trứng, gan lợn...
Vitamin B1 giúp hạch sữa tiết nhiều sữa: Thường sau khi sinh, các bà mẹ thường ăn chân giò, móng giò để bồi bổ sức khỏe và tăng khả năng tiết sữa.
Mướp đặc biệt là mướp non có công dụng làm thông sữa, giúp sản phụ có nhiều sữa. Tuy nhiên, các mẹ nên chú ý nên sử dụng mướp với gừng để trung hòa tính thanh nhiệt, thông huyết và trị tắc tia sữa.
Chế biến thịt không đúng cách sẽ khiến mang bệnh vào người
Giải đáp thắc mắc: Sữa mẹ được sản xuất như thế nào?
Top 4 loại sữa bột cho bé bị táo bón tốt nhất trên thị trường hiện nay
Không lo ung thư và có dáng thon gọn nếu ăn thực phẩm này vào buổi sáng
Giảm cân bằng bia, nghe kỳ lạ nhưng cực hiệu quả
Rau đay cũng là một trong những loại thực phẩm lợi sữa. Theo nghiên cứu của các bác sĩ, sau khi sinh mẹ nên ăn từ 150g đến 200g rau đay trong các bữa chính, các tuần sau đó thì ăn 2lần/tuần, mỗi lần ăn 200-250g. Ăn rau đay giúp tăng lượng sữa cũng như tăng lượng chất béo có trong sữa.
Ngoài ra mẹ có thể ăn cá loại thực phẩm như: chân dê, đậu đỏ, hạt rau diếp cá, vừng đen, lá khoai lang...
Bên cạnh đó, hàng ngày mẹ cần uống nhiều nước, đặc biệt là các loại nước trái cây như chanh, cam,... để cung cấp thêm vitamin C.
3. Thuốc ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ
Bên cạnh việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thì mẹ cũng cần lưu ý đến việc dùng thuốc trong quá trình cho con bú, bởi thuốc có thể ảnh hưởng không tốt đến chất lượng sữa.
Mẹ nên hạn chế sử dụng các loại thuốc khi không quá cần thiết. Nếu dùng thì cần phải có sự chỉ định của bác sĩ để tránh những tác dụng không mong muốn tới sức khỏe mẹ và bé.
Sữa có vai trò quan trọng trong sự sinh trưởng và phát triển toàn diện của trẻ. Chính vì vậy, mẹ cần phải có một nguồn mát sữa để giúp bé tiêu hóa và hấp thụ tốt.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!