Mẹ bầu bị bệnh đau mắt đỏ có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Sức Khỏe Thai Kỳ - 11/24/2024

Đau mắt đỏ là căn bệnh phổ biến thường xuất hiện vào mùa hè, kéo dài từ 7 – 10 ngày và thường bùng phát thành dịch. Bệnh đau mắt đỏ có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả người già và trẻ sơ sinh. Đặc biệt, đối với mẹ bầu, khi mang thai hệ miễn dịch thường kém hơn so với những người bình thường thì khả năng mắc bệnh lại càng cao. Đây cũng là một trong những băn khoăn mà mẹ bầu còn chưa nắm rõ việc đau mắt đỏ có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Đau mắt đỏ là căn bệnh phổ biến thường xuất hiện vào mùa hè, kéo dài từ 7 – 10 ngày và thường bùng phát thành dịch. Bệnh đau mắt đỏ có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả người già và trẻ sơ sinh. Đặc biệt, đối với mẹ bầu, khi mang thai hệ miễn dịch thường kém hơn so với những người bình thường thì khả năng mắc bệnh lại càng cao. Đây cũng là một trong những băn khoăn mà mẹ bầu còn chưa nắm rõ việc đau mắt đỏ có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Đau mắt đỏ ảnh hưởng đến thai nhi thấp

Đau mắt đỏ là một trong những dịch thường xuyên xuất hiện khi thời tiết giao mùa, đặc biệt là khi thời tiết oi bức, nóng nực. Bệnh đau mắt đỏ thường sẽ không gây nguy hiểm cho mẹ bầu nhưng rất dễ lây lan. Nếu mẹ bầu vệ sinh sạch sẽ vùng bệnh và có chế độ dinh dưỡng hợp lý thì bệnh sẽ nhanh chóng hồi phục, thậm chí là tự khỏi.

Theo thống kê hằng năm, có rất nhiều sản phụ bị đau mắt đỏ chưa kể người bình thường. Tuy nhiên, tỷ lệ đau mắt đỏ ảnh hưởng đến thai nhi là rất thấp. Đau mắt đỏ là một loại bệnh do virus gây viêm kết mạc ở mắt gây ra.

Những người bị đau mắt đỏ chủ yếu do bệnh lây sang các đường như đường hô hấp, dùng chung đồ với người bệnh. Các mẹ bầu khi bị đau mắt đỏ nên lưu ý là giữ vệ sinh sạch sẽ vùng bị nhiễm bệnh, chú ý khi phát hiện mắt bị đau thì tuyệt đối không được lấy tay sờ vào mắt. Nếu mẹ bầu dùng tay sờ vào mắt, không những làm cho nước mắt chảy ra, mà còn kích thích mắt trở nên ngứa, sốn, và sẽ bị đỏ nặng hơn.

Các mẹ bầu hay lo lắng về tình trạng của mình sẽ ảnh hưởng đến bé, nhưng như đã nói ở trên thì tỷ lệ ảnh hưởng là rất thấp. Tuy nhiên, cũng không phải là không thể xảy ra, trong trường hợp mẹ bầu đau mắt đỏ, nếu không được điều trị đúng cách thì lại gây ra những tác hại nguy hiểm.

Mẹ bầu bị bệnh đau mắt đỏ có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Không nên tự ý điều trị bệnh đau mắt đỏ

Khi bị bệnh đau mắt đỏ, lời khuyên giành cho các mẹ bầu là mẹ không nên tự ý điều trị bệnh cho mình nếu không biết cách. Vì cơ thể mẹ đang mang thai và hệ miễn dịch kém hơn rất nhiều so với người thường, nên những liệu pháp điều trị có thể không mang lại kết quả như mong muốn và ảnh hưởng đến trẻ khi được sinh ra.

Có rất nhiều trường hợp mẹ bầu khi bị bệnh đau mắt đỏ thường tự điều trị ở nhà, vì các mẹ nghĩ “chỉ cần uống thuốc là khỏi, không cần phải đi khám”. Tuy nhiên, việc mẹ bầu tự ý dùng thuốc không có sự đồng ý của bác sĩ sẽ rất nguy hiểm. Từ việc mẹ dùng thuốc tự ý sẽ dẫn đến những tác hại cho thai nhi, thậm chí nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ. Trong 3 tháng đầu khi mang thai, thai nhi còn rất non nớt và chỉ đang trong quá trình thành hình nên những tác động từ bên ngoài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai.

Vì vậy, khi bị mắc bệnh đau mắt đỏ, các mẹ bầu nên sớm đến các cơ sở y tế hoặc những bệnh viện chuyên khoa mắt để thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Mẹ bầu bị bệnh đau mắt đỏ có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Những lưu ý cho bà mẹ mang thai bị bệnh đau mắt đỏ

Dịch đau mắt đỏ thường kéo dài từ 7 – 10 ngày, và lan ra trên diện rộng, đặc biệt là khi trong gia đình có 1 người bị đau mắt đỏ, thì khả năng các thành viên còn lại cũng bị đau mắt là rất cao.

Vì thế, để hạn chế dịch lây lan, các mẹ bầu nên tránh những nơi đông người. Đặc biệt là không được lấy tay dụi mắt thường xuyên, phải nhỏ mắt bằng các dung dịch vệ sinh an toàn như nước muối pha loãng, nước muối sinh lý... phải thường xuyên vệ sinh các dụng cụ cá nhân sạch sẽ. Tốt nhất là nên cách ly các đồ dùng khi trong gia đình có người bị đau mắt.

Khi từ đường về nhà, các mẹ nên rửa sạch tay để vệ sinh vùng mắt của mình sạch sẽ và phải đeo khẩu trang và đeo kinh khi đi ra ngoài. Có nhiều các phương thức điều trị dân gian mà mọi người vẫn hay bày với nhau để chữa các bệnh về đau mắt đỏ. Tuy nhiên, đối với mẹ bầu thì không nên tự ý sử dụng các liệu pháp này bừa bãi, mà cần phải có sự kiểm tra của bác sĩ.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!