Sầu riêng là loại quả khá quen thuộc, là món ăn được rất nhiều yêu thích bởi hương thơm đặc biệt và mùi vị đặc trưng . Tuy nhiên do tính nóng của loại trái cây này, nên khi ăn có nhiều người khá lo lắng. Đặc biệt là những bà bầu cũng e dè khi sử dụng. Vậy ăn sâu riêng khi mang thai có sao không?
Dinh dưỡng có trong sầu riêng
Sầu riêng là loại trái cây có chưa nhiều calo, chỉ 100g sầu riêng đã có thể cung cấp tới 129-181 calo. Do đó một trái từ 1 đến 1,5kg sẽ cung cấp tới 1000 calo.
Ngoài ra sầu riêng còn chứa thêm nhiều Protein, chất béo toàn phần, chất béo no, chất xơ 3,1g, carbohydrate, cholesterol; Natri... Qủa sầu riêng được đánh giá là có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Thịt quả chứa đầy đủ đường, chất đạm, chất béo và cả chất xơ. Đồng thời có cả vitamin A, axit ascorbic, canxi, phốt pho, protein.
Ngoài ra rễ và lá của cây sầu riêng có thể điều trị bệnh vàng da, sốt. Chỉ với 200ml làm từ 10-20g lá sầu riêng khô uống hàng ngày sẽ chữa được bệnh vàng da. Hạt sầu riêng có thể dùng làm thức ăn, thuốc bổ hoặc chế biến thành chất phụ gia sử dụng trong các loại kẹo mứt.
Và theo nghiên cứu khi ăn sầu riêng, có thể giúp hệ thần kinh được thư giãn, đẩy lùi các chứng lo âu, chán nản, loại bỏ trầm cảm. Tuy nhiên, khuyến cáo mỗi người chỉ nên ăn tối đa 150g sầu riêng mỗi ngày để đảm bảo không bị nóng trong người.
Vậy mẹ bầu có nên ăn sầu riêng khi mang thai?
Sầu riêng có nguồn chất xơ dồi dào giúp phòng tránh táo bón. Hơn nữa, phụ nữ ăn sầu riêng khi mang thai sẽ tránh đau đầu, mệt mỏi do sầu riêng có chứa sắt và folate.
Với những thai phụ khó ăn, khi ăn sầu riêng sẽ cảm thấy ngon miệng hơn do trong thịt quả chứa thianin làm dạ dày hoạt động mạnh hơn tạo cảm giác nhanh đói, thèm ăn. Ăn sầu riêng khi mang thai sẽ giúp răng chắc khỏe hơn. vì trong sầu riêng chứa photpho. Ngoài ra chất kali trong sầu riêng ngăn không cho canxi thoát ra ngoài nước tiểu nên khi ăn sầu riêng, mẹ và bé sẽ hấp thu được nhiều canxi hơn, rất tốt cho xương.
Tuy nhiên nếu chị em muốn ăn sầu riêng khi mang thai không đúng cách, thì sẽ khá nguy hiểm. Đặc biệt là với những trường hợp bà bầu mang thai đang bị bệnh suy thận, hoặc mụn nhọt tuyệt đối không nên ăn loại quả này.
Bởi lượng đường trong sầu riêng khá cao, bên cạnh đó là loại thực phẩm nóng. Nếu bà bầu ăn có thể gây đầy hơi, khó tiêu hóa, bốc hỏa, đầy hơi, tăng huyết áp. Nặng hơn, ăn sầu riêng khi mang thai còn có thể gây khó ngủ, nước tiểu vàng, tim đập nhanh, xuất huyết, thậm chí là đột quỵ.
Với bà bầu đang mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, sầu riêng là thực phẩm “cấm kỵ” vì ăn vào hàm lượng sẽ tăng cao, gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con.
Bà bầu thừa cân, béo phì trong thai kỳ thì cũng không nên vì lượng calo nhiều trong sầu riêng làm mẹ béo phì, nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con. Phụ nữ mang thai nếu ăn sầu riêng, thì cần ăn đúng cách
Ăn lựu bị vô sinh: Dựa vào đâu nói thế?
Các loại hoa quả mẹ nên ăn trong ba tháng cuối thai kỳ
5 món ăn ngon từ trái cây cho trẻ tập ăn dặm
Những thực phẩm mùa hè cho bà bầu 3 tháng đầu không nên bỏ qua
Những loại quả nên ăn khi mang thai 3 tháng đầu mà mẹ bầu cần biết
Bà bầu nên ăn sầu riêng như thế nào?
Để phát huy những lơi ích của sầu riêng và tránh những tác dụng không đáng có, nếu ăn sầu riêng khi mang thai nên chú ý:
- Bà bầu chỉ nên ăn 100-150gr mỗi ngày
- Vì sầu riêng có tính nóng nên không ăn với các gia vị cay nóng, làm ảnh hưởng đến thai nhi.
- Kết hợp ăn các trái cây mát như dưa bở...để trung hòa đặc tính nóng của sầu riêng.
- Tuyệt đối không ăn sầu riêng rồi uống rượu, bia. Không chỉ áp dụng với phụ nữ mang thai mà còn với những người bình thường. Kết hợp các loại này sẽ gây nặng bụng, ợ chua. Hơn nữa nồng độ cồn của rượu kết hợp với độ nóng của sầu riêng sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ tim mạch.
Khi mua, mên chọn loại sầu riêng có cuốn còn tươi. Sầu riêng ngon là những quả có gai nở tròn, không có vết xước, thủng sâu, không bị nứt, lắc thử có cảm giác bên tron lỏng, vỗ nghe âm trầm... Đó là những quả chín điều, không bị sượng.
Không chọn quả cuống bị đen thối, nên chọn quả có mùi thơm đậm kéo dài. Nếu không chắc chắn có thể yêu cầu người bán dùng que găm thử vào phần thịt, nếu có mùi thơm béo là được.
Xem thêm
- Mẹ sau sinh có nên ăn mít không?
- Những thực phẩm có lợi và giúp tăng khả năng mang thai
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!