Tiền sản giật là một loại bệnh xảy ra với các bà mẹ khi mang thai. Với diễn biến bệnh lý nhanh chóng, phức tạp và đặc biệt nguy hiểm các mẹ cần trang bị đầy đủ kiến thức để có thể phát hiện sớm chứng tiền sản giật. Đặc biệt với các mẹ bị tiền sản giật lần sinh trước, cần đặc biệt lưu ý cho lần mang thai sau.
Bệnh tiền sản giật là gì?
Tiền sản giật là biến chứng do nhiễm độc thai nghén, thường xảy ra từ tuần thứ 20 của thai phụ. Bệnh xuất hiện do mạch máu co thắt, nội mạch phù dày có thể khiến mẹ bị tổn thương gan, thận thai nhi chậm phát triển, suy thai, sinh non và thậm trí chết trong tử cung.
Nhận biết bệnh tiền sản giật qua các dấu hiệu :
- Từ tuần thứ 20 của thai kỳ huyết áp của người mẹ bắt đầu tăng cao, vượt ngưỡng 140/90 mmHg.
- Xét nghiệm thấy chứa đạm trong nước tiểu của mẹ
- Mẹ có dấu hiệu bị phù nề ở mặt, quanh mắt, phù nề tay chân....
- Mẹ tăng cân nhanh, trên 2kg/tuần.
- Đau đầu nặng, dai dẳng, đau dữ dội vùng bụng trên, buồn nôn, ói mửa.
- Thị lực kém.
Tuy nhiên, không phải ở người nào những dấu hiệu này cũng xuất hiện rõ rệt. Các biểu hiện của bệnh tiền sản giật có thể bị nhầm lẫn với các dấu hiệu ốm nghén khi mang thai. Vậy nên mẹ cần khám thai thường xuyên để có thể phát hiện và điều trị kịp thời.
Dấu hiệu cơ bản của bệnh tiền sản giật.
Nguyên nhân của chứng tiền sản giật là do đâu ?
Tiền sản giật có nguy cơ xuất hiện cao nếu như :
- Mẹ có bệnh cao huyết áp mãn tính.
- Mẹ thừa cân, béo phì trong khi mang thai.
- Mẹ có người thân trong gia đình đã bị tiền sản giật.
- Mẹ có tiền sử bệnh về thận, tiểu đường, máu khó đông..
- Mẹ mang đa thai.
- Mẹ lớn tuổi mang thai.
- Mẹ có chế độ dinh dưỡng nghèo nàn khi mang bầu.
Bị tiền sản giật lần sinh trước, cần lưu ý gì cho lần mang thai sau?
Nếu như lần trước sinh mẹ đã mắc tiền sản giật thì lần mang thai sau mẹ có nguy cơ rất cao tái mắc tiền sản giật. Để giảm thiểu tối đa những hậu quả mà tiền sản giật gây nên, các mẹ cần lưu ý những điều sau :
Đo huyết áp thường xuyên để nhận biết bệnh tiền sản giật.
Chủ động khám bác sỹ :
- Trước khi mang thai cần đi khám sức khỏe toàn thân, khám chuyên khoa sản, kiểm tra phần tử cung.
- Gặp bác sỹ để được tư vấn và trang bị những kiến thức về bệnh tiền sản giật giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
- Khám thai định kỳ thường xuyên, đặc biệt từ tuần thứ 20 trở đi, cần đi khám thai 1 lần/tuần.
- Đo huyết áp thường xuyên. Nếu có tiền sử bệnh cao huyết áp hay mang thai muộn (ngoài 40 tuổi) cần trao đổi với bác sỹ để có biện pháp điều trị hợp lý.
Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý :
Các dấu hiệu rỉ nước ối mà mẹ bầu nên biết
Uống nước lá tía tô có thực sự giúp dễ đẻ?
Mách mẹ rặn đẻ đúng cách để “mẹ tròn con vuông”
Xét nghiệm tiền sản giật bao gồm những gì?
Biến chứng khi mang thai: Mẹ bầu đừng quên!
- Chế độ ăn uống hợp lý, giàu dinh dưỡng nhưng hạn chế những đồ ăn có dầu mỡ, tránh ăn mặn.
- Bổ sung các dưỡng chất thiết yếu trước và trong khi mang thai như canxi, sắt, axit folic.... Đầy đủ dưỡng sẽ làm ngăn ngừa chứng tiền sản giật.
- Ăn chocolate đắng (thành phần chocolate nguyên chất cao hơn 70%).
- Nghỉ ngơi điều độ, tránh làm việc quá sức khi mang thai.
- Giữ tinh thần thoải mái.
Tiền sản giật có thể có những biến chứng gây nguy hiểm tới tính mạng cho cả mẹ và bé. Vì vậy, mẹ cần trang bị đầy đủ tâm lý, kiến thức, sức khỏe để sinh con khỏe mạnh và an toàn.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!