Mẹ biết gì về sự phát triển của trẻ 9 tháng tuổi?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

9 tháng tuổi, thời gian của trẻ hiếu động và thích khám phá. Mẹ lúc này đã phần nào làm quen được với sự thay đổi thể chất của trẻ, tuy nhiên hẳn sẽ vẫn “ choáng váng” với sự thay đổi chóng mặt của con. Sự phát triển của trẻ 9 tháng tuổi không chỉ nằm ở phát triển vận động mà lúc này cả trí tuệ lẫn xúc cảm của trẻ đều có sự thay đổi.

9 tháng tuổi, thời gian của trẻ hiếu động và thích khám phá. Mẹ lúc này đã phần nào làm quen được với sự thay đổi thể chất của trẻ, tuy nhiên hẳn sẽ vẫn “ choáng váng” với sự thay đổi chóng mặt của con. Sự phát triển của trẻ 9 tháng tuổikhông chỉ nằm ở phát triển vận động mà lúc này cả trí tuệ lẫn xúc cảm của trẻ đều có sự thay đổi.

Cuộc sống của trẻ khi bước vào tháng thứ 9

Bé 9 tháng tuổi hiếu động và thích khám phá hơn. Bé biết trườn để di chuyển khắp sàn. Thậm chí còn dùng mông để di chuyển, tập bò và leo trèo khắp nơi trong nhà. Tất cả các hoạt động này đều giúp kĩ năng di chuyển của bé ngày một tốt hơn.

Ăn và ngủ

Đây có thể nói là một giai đoạn khá hỗn loạn đối với trẻ, con gần như hứng thú và muốn thử tất cả đồ ăn và thường sẽ không giữ sạch sẽ trong suốt bữa ăn của mình.

Đến tháng thứ 9 mẹ nên cho bé tự ăn, tự quyết định sẽ ăn bao nhiêu, ăn những gì và ăn như thế nào. Đừng ngại để trẻ dùng tay bốc thứ ăn, hãy để con được tự nhiên. Như vậy bạn sẽ biết con thực sự thích ăn gì, tạo hứng thú khi ăn và kích thích khả năng ăn uống của con.

Mẹ biết gì về sự phát triển của trẻ 9 tháng tuổi?

Điều mẹ cần làm chỉ là làm sao cho con được một bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và bắt mắt là được.

Đồng thời trong giai đoạn này, ngủ vẫn quan trọng nhất đối với bé. Bé có thể ngủ chỉ còn 2 giấc/ngày. Lúc buồn ngủ, bé sẽ trở nên cáu gắt và mệt mỏi. Hãy để ý đến các dấu hiệu của bé mỗi khi bé mệt hoặc buồn ngủ như là dụi mắt, mè nheo, gục đầu trên vai mẹ hoặc là tỏ ra chán các món đồ chơi hấp dẫn.

Giai đoạn này sẽ qua mau vì mọi thứ cũng trở nên thuận lợi hơn do sinh hoạt hằng ngày có nề nếp hơn, mẹ đừng quá lo lắng!

Bé tập nói

Tháng thứ 9 đến cũng là lúc trẻ tập nói nhiều hơn, lúc này giọng của bé trở nên cao vút. Một số bé sẽ ồn ào, nhưng cũng có những có bé rất trầm tĩnh. Cha mẹ nên để ý phản ứng của bé mỗi khi có tiếng ồn đột ngột. Lúc đó bạn hãy quan sát xem 2 mắt của bé có di chuyển đều nhau không và xem bé có tập trung nhìn vào một vật gì đó không. Bạn cũng nên chú ý cách các bé di chuyển. Để nhận biết những thay đổi bất thường của trẻ, nếu bạn thấy bé có gì bất thường, thì cần phải đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra ngay.

Sự phát triển của trẻ 9 tháng tuổi như thế nào?

Những cột mốc đánh dấu sự phát triển của trẻ 9 tháng tuổi

Nếu tháng thứ 8 trẻ mới bắt đầu tập bò, hay đứng thì bước sang tháng thứ 9 bé bắt đầu tập đứng dậy và tự biết giữ thăng bằng. Tuy nhiên bạn nên quan sát bé cẩn thận hơn vì nhiều lúc bé cứ nghĩ là bé làm được, nhưng sự thật thì không phải vậy.

Cha mẹ nào cũng sẽ lo lắng, sợ con bị đau còn bé thì lại rất nhạy cảm với cảm xúc của ba mẹ. Bởi vậy, đừng căng thẳng quá, đây chỉ là sự phát triển bình thường và giai đoạn mà trẻ nào cũng cần phải trải qua, bạn nên vui vẻ khuyến khích bé học những điều mới.

Sự tăng trưởng của bé

Đây có thể là lúc trẻ mọc chiếc răng đầu tiên. Quá trình này rất cá biệt vì vậy mẹ cứ hãy chờ xem nó diễn ra thế nào và kiểm tra răng miệng của con thường xuyên.

Giai đoạn này có thể bạn phải mua quần áo quần áo size lớn hơn cho bé. Ngược lại, cũng có nhiều em bé không cần đổi size. Thật ra, trẻ con tăng trưởng vào ban đêm và khi ngủ. Vì lúc ngủ là lúc cơ thể trẻ tiết ra hormon tăng trưởng và tái tạo năng lượng nhiều nhất. Các bé cũng có vẻ lớn nhanh hơn vào mùa xuân và mùa hè, lớn chậm hơn vào mùa thu.

Mẹ đừng lo khi con chậm lớn, miễn là bé vẫn vui vẻ, lên cân đều và phát triển theo đúng cột mốc thì bạn không có gì phải lo lắng.

Mẹ biết gì về sự phát triển của trẻ 9 tháng tuổi?

Phát triển vận động

Như đã nói, giai đoạn này trẻ rất ít khi ngồi im một chỗ mà vận động liên tục và không ngừng khám phá. Trẻ sẽ hứng thú với tất cả mọi thứ trong nhà nhất là những quận giấy hay các đồ chơi có hình dạng kì thú, âm thanh bắt tai.

Hãy cố gắng để con được thoải mái nhất có thể, bạn có thể kiếm cho con những thứ đồ chơi nhỏ, đẹp và phát ra âm thanh như thú bông, hay các loại xe đồ chơi. Kiểm tra sàn nhà và các loại vật dụng trong nhà thật kĩ vì những thứ này có thể gây nguy hiểm bất ngờ cho trẻ mà bạn không thể ngờ tới, Nếu có thể bạn có thể mua bọc xốp để bọc các cạnh bàn, cạnh giường để tránh trẻ đụng phải khi chơi đùa, tập đi.


Cách nuôi dạy con khi vào tháng 9 tuổi

9 tháng tương đương với 9 tháng mang thai bởi vậy thời gian này mẹ có thể có những cảm xúc phức tạp và suy nghĩ nhiều về đứa con của mình. Tuy nhiên hãy chỉ nghĩ đến những ý nghĩ vui vẻ và cố gắng bỏ qua những ý nghĩ buồn bã, tiêu cực vì điều quan trọng với mẹ lúc này là giữ sức khỏe tốt và vui vẻ để chăm sóc con.

Thời điểm này bạn có thể thấy con bắt đầu thay đổi và bộc lộ rõ cá tính hơn, hãy chấp nhận sự thay đổi của con và có hướng nuôi dạy trẻ ngay từ bây giờ, và tránh đừng so sánh con với những đứa con khác trong gia đình hoặc với những đứa trẻ khác.

Mẹ nên trò chuyện với trẻ nhiều hơn trong giai đoạn này để nhằm gắn kết tình cảm thân tình giữa mẹ và trẻ, đồng thời cũng chăm giới thiệu con với người xung quanh để con có khả năng giao tiếp tốt hơn sau này.

Đừng ngăn cản con khi con muốn làm thứ con thích vì làm như vậy sẽ cản trở hứng thú của con, lần sau con sẽ không dám chơi đùa hay khám phá gì nữa.

Nhìn chung ở giai đoạn này, sự phát triển của trẻ 9 tháng tuổi gần giống với trẻ 8 tháng, tuy nhiên cha mẹ cũng không phải vì thế mà thờ ơ trước những thay đổi của con. Hãy chú ý đến con và dõi theo những bước con phát triển đó là những trải nghiệm tuyệt vời mà cha mẹ không bao giờ gặp lại lần tiếp theo.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!