Bệnh hen suyễn sơ sinh (hen phế quản) ở trẻ sơ sinh vô cùng nguy hiểm bởi những biến chứng chết người nó để lại. Mẹ cần đọc ngay bài viết này để biết cách xử trí khi con bị hen suyễn sơ sinh.
Thời tiết giao mùa là lúc nhiệt độ có sự chênh lệch lớn nhất giữa ngày và đêm, đây chính là thời điểm số trẻ sơ sinh nhập viện vì hen suyễn tăng cao. Tuy nhiên, bệnh hen suyễn sơ sinh chiếm đến 75% ở thể nhẹ, chỉ có khoảng 5% bị hen suyễn nặng và kéo dài. Lúc nửa đêm về sáng là lúc các cơn hen lên nhiều nhất, cũng là lúc các con ngủ say nhất nên mẹ cần đặc biêt lưu ý.
Khi thấy các con thở ngắn, gấp gáp, khó thở hay thường xuyên ho liên tục, hoặc như con bị dị ứng viêm da,... thì đây có thể là một trong những triệu chứng hen suyễn ở trẻ sơ sinh, các mẹ cần hết sức lưu ý. Nếu hen suyễn sơ sinh được phát hiện sớm và được quản lý điều trị dự phòng hiệu quả thì sẽ làm giảm đáng kể tần suất hen khi lớn, nhất là các thể hen nặng.
Phương pháp điều trị và thuốc cho trẻ bị bệnh hen phế quản, hen suyễn
Nếu con bị khò khè lần đầu, không khó thở thì mẹ chỉ cần chăm sóc ở tại nhà, không cần dùng đến thuốc giãn phế quản.
Nếu con bị lên cơn hen cấp, mẹ cần cho con ra chỗ thoáng khí, những nơi không khí trong lành; đặc biệt cho uống nhiều nước hay hít hơi nước để cho đờm loãng ra, con sẽ dễ thở hơn
Nếu con bị lên cơn hen nhẹ, mẹ cần dùng các loại thuốc có tác dụng giãn phế quản tác dụng nhanh như: atrovent,ventolin, bricanyl,... Có thể dùng các loại thuốc này ở dạng bình xịt định liều, siro boặc thuốc dạng viên. Liều lượng dùng thuốc dùng tùy vào cân nặng và độ tuổi của con
Nếu con lên cơn hen nặng, lúc này mẹ cần dùng thuốc giãn phế quản có tác dụng nhanh như ventolin khí dung hoặc xịt theo chỉ dẫn của bác sĩ, 3 lần, mỗi lần cách nhau 30 phút, ngoài ra cho trẻ uống thêm corticosteroid với liều 2mg/kg/ngày, sau ăn no. Nếu dùng các loại trên mà thấy tình trạng con không có cải thiện, mẹ phải nhanh chóng cho con đến khám bác sĩ chuyên khoa ngay nhé.
Nếu con còn khó thở, mẹ cho con tnhập viện và điều trị với thở oxy.
Thuốc giãn phế quản uống dùng sau khi ra viện
Khi tình trạng của con đã cải thiện và có thể xuất viện, nếu không có Salbutamol dạng hít, mẹ có thể cho con dùng Salbutamol dạng viên hoặc siro. Liều lượng Salbutamol uống với con có độ tuổi từ 2-12 tháng là 1 mg, uống cách 6-8 giờ.
Nếu con bị cơn khò khè cấp tính nặng và tiền sử con đã có dấu hiệu khò khè tái diễn nhiều lần thì cho con uống Prednisolone với liều 1 mg/kg 1 lần/ngày vào 3 ngày liên tiếp. Nếu trieuj trứng khò khè của con vẫn còn nặng thì mẹ tiếp tục cho con uống với liều lượng như vậy đến khi cải thiện. Thông thường mẹ không cần dùng steroids cho con trong đợt khò khè đầu tiên.
Nếu con vẫn không cải thiện sau khi đã cho 3 liều thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh kết hợp với prednisolone uống thì mẹ chuyển sang cho con tiêm Aminophylline liều đầu tiên 5-6 mg/kg (tối đa là 300 mg). Sau đó mẹ duy trì liều 5 mg/kg, 6 giờ 1 lần. Mẹ lưu ý cần phải cân con cẩn thận bởi thuốc dùng phụ thuộc vào cân năng của con và mỗi liều thuốc phải được tiêm tĩnh mạch chậm trong ít nhất 20 phút hay tốt nhất là trong 1 giờ. Mẹ cần phải ngưng dùng thuốc cho con ngay lập tức nếu con có dấu hiệu đầu nôn, mạch nhanh > 180 lần/phút, nhức đầu hay co giật. Nếu mẹ không có Aminophylline để tiêm tĩnh mạch thì có thể cho con sử dụng Aminophylline dạng đặt vào hậu môn.
Chớ coi nhẹ bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh
Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị hen tại nhà
Các triệu chứng của hen phế quản
Cha mẹ có nên cho trẻ nhỏ đi lễ chùa?
1
Các hiện tượng mẹ bầu thường gặp trong những tháng sắp sinh
Kháng sinh
Không nên cho con dùng kháng sinh một cách tùy tiện đối với các con bị hen phế quản có thở nhanh nhưng không có sốt. Chỉ cho con dùng kháng sinh khi con bị sốt kéo dài hoặc có các thêm dấu hiệu khác của bệnh viêm phổi.
Chăm sóc
Mẹ cần bảo đảm cung cấp đầy đủ dịch cho nhu cầu hàng ngày của con. Lượng dịch cung cấp tính theo tuổi của con. Khuyến khích các mẹ cho con bú sữa mẹ nhiều, cho con uống nhiều nước cũng như cho con ăn đầy đủ thức ăn bổ sung ngay khi con có thể ăn được.
Trong suốt quá trình điều trị cho con, mẹ cần luôn theo dõi con từ những biểu hiện hay sự biến chuyển nhỏ nhất. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ hữu ích với các mẹ có con bị nhiễm hen suyễn sơ sinh.>>> Xem thêm: Bệnh hen suyễn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!