Trẻ sơ sinh bị đờm không phải là một loại triệu chứng quá nghiêm trọng, nhưng lại có thể khiến cho bé khó chịu, mệt mỏi, khó thở, sụt cân, bỏ ăn,... làm cha mẹ cực kì lo lắng. Vậy nhưng không phải cha mẹ nào cũng biếtcách hút đờm cho trẻ sơ sinhsao cho đúng cách và an toàn với con.
1. Cách hút đờm cho trẻ sơ sinh đúng cách
Đối với trẻ sơ sinh, sức đề kháng của trẻ lúc này còn yếu, nếu như không được chăm sóc cẩn thận, nhất là vào mùa đông, thì các bé rất dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp. Trong đó biểu hiện có đờm và khó thở do đờm là những triệu chứng thường gặp nhất với trẻ ở giai đoạn này. Để giúp trẻ tống sạch đờm ra khỏi mũi, cổ họng, mẹ có thể thực hiện theo các bước sau đây:
- Bước 1:Đặt con nằm thẳng, nhỏ nước muối sinh lý natri 0,9% vào trong mũi trẻ để làm loãng đờm và gỉ mũi, nhỏ khoảng từ 1/3 – 1/2 lọ tùy theo trẻ sơ sinh mắc đờm nặng hay nhẹ.
- Bước 2: Sau khi đã nhỏ nước muối sinh lý vào mũi trẻ, mẹ lật bé nằm úp xuống dưới đùi mẹ, đầu thấp hơn lưng và mông, một tay mẹ đỡ lấy đầu bé, tay kia chụm lại vỗ mạnh vào mông và vỗ không quá mạnh vào lưng (vùng giữa 2 bả vai) nhằm để trẻ khóc ói hết phần dịch đờm ra ngoài. Mẹ lưu ý, không làm động tác này khi con mới ăn no và cần thao tác nhanh, dứt khoát nhưng cũng phải cẩn thận.
Trong trường hợp trẻ vẫn không tự nôn trớ được, mẹ có thể thực hiện thao tác khác: đặt trẻ nằm nghiêng trên một mặt phẳng, một tay giữ phần đầu trẻ, tay kia kích thích trẻ nôn ra đờm ra bằng cách đưa tay nhẹ nhàng vào bên trong má trái hoặc là má phải trẻ ngoáy nhẹ. Mẹ cần lưu ý khi thực hiện cách hút đờm cho trẻ sơ sinh này tay mẹ phải được vệ sinh sạch sẽ, và mang gạc rơ lưỡi để không làm nhiễm khuẩn cho con.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể lấy tăm bông để ngoáy nhẹ ở mũi trẻ. Nếu như trẻ có dịch mũi thì tốt nhất là mẹ nên sử dụng dụng cụ hút mũi để trẻ không bị ngạt và trong quá trình chăm sóc trẻ, mẹ có thể giảm bớt đờm cho trẻ bằng cách là cho trẻ bú mẹ thường xuyên hơn.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn mẹ sử dụng dụng cụ hút đờm cho trẻ đúng cách
2. Lưu ý cho mẹ khi trẻ bị đờm và thở khò khè do đờm
Mẹ nên thường xuyên cho bé trở mình và vỗ nhẹ vào lưng của trẻ để giúp máu lưu thông tới phổi tốt hơn, thao tác này cũng là để giúp đờm trong phế quản bé long và thải ra dễ dàng.
Mỗi ngày sau khi vừa tắm cho trẻ xong, các mẹ nên chịu khó nhỏ nước muối sinh lý vào mũi cho trẻ từ 2 – 3 giọt mỗi bên sau đó lấy gỉ trong mũi cho bé bằng cách làm bấc sâu để kèn.
- Mẹ lưu ý tuyệt đối không ngoáy mũi trẻ vì động tác này của mẹ có thể làm tổn thương đến niêm mạc mũi của trẻ.
Trẻ sơ sinh thở khò khè là dấu hiệu của bệnh gì?
Mẹ nên làm gì khi bé bị ọc sữa và thở khò khè
Bé sinh mổ thở khò khè, nôn trớ sẽ khỏi hẳn sau 2 tuần nhờ quả lựu
Cách chữa bé bị ho sổ mũi thở khò khè
Kiêng ăn thịt gà, tôm khi trẻ bị ho có nên không?
Không tự dùng miệng của mình để hút mũi trẻ vì làm như vậy rất mất vệ sinh và có thể lây mầm bệnh trong miệng người lớn cho trẻ.
Để tránh trẻ sơ sinh thở khò khè không dứt do đờm các mẹ lưu ý nên giữ phòng ốc phải luôn thoáng mát, sạch sẽ, tránh sử dụng quần áo, chăn mềm có nhiều lông cho trẻ vì những hạt bụi li ti hoặc bụi sợi vải có thể khiến bé hít vào và dẫn đến khó thở.
Mẹ cần phải lưu ý nếu như trẻ sơ sinh thở khò khè và đi kèm ho nhiều, thở mệt, hay khóc, nôn trớ thì mẹ cần phải đưa trẻ vào bệnh viện ngay lập tức để bác sĩ thăm khám và có các biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả, vì đây là những dấu hiệu bệnh lý báo hiệu trẻ có thể đang mắc các bệnh lý về phổi,... ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ.
Như vậy qua bài viết này, Lily & WeCare vừa giới thiệu đến mẹcách hút đờm cho trẻ sơ sinh đúng cách và hiệu quả nhất. Mong rằng với những chia sẻ trên đây, mẹ đã có thêm kiến thức cho mình từ đó chăm sóc trẻ trong giai đoạn đầu đời tốt hơn.
>>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh thở khò khè có nguy hiểm không?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!