Mỗi giai đoạn phát triển của con là niềm hạnh phúc lớn đối với cha mẹ. Tuy vậy, ngay từ những bước phát triển đầu đời trẻ cũng cần nhân được sự định hướng cha me để hoàn thiện được các kĩ năng đúng cách và chuẩn chỉnh hơn, và việc tập đi cũng vậy. Hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu một số mẹo dạy trẻ tập đi đúng cách mẹ nên biết.
Cha mẹ cần dạy bé cách định hướng có chủ định
Trẻ có xu hướng tập đi khi ngay từ nhỏ đã có phản xạ trườn người về phía trước, bò theo hướng các đồ vật trẻ yêu thích, hoặc hướng đến nơi cha mẹ đang ngồi đón bé. Do vậy, chính từ giai đoạn này cha mẹ nên dạy cho bé cách định hướng có chủ đích. Việc định hướng này phải diễn ra thường xuyên cùng với những chỉ dẫn bằng lời nói và hành động của cha mẹ.
Nếu việc định hướng diễn ra thành thạo ngay từ khi trẻ biết bò thì việc tập đi của trẻ trở nên dễ dàng hơn. Con sẽ luôn có định hướng cho riêng mình và hướng mình về phía đích mà con muốn đến. Học được điều này giúp con có khả năng định hướng tốt, đồng thời giúp con tránh được các vật cản phía trước một cách có chủ định.
Những lưu ý khi dạy bé tập đi
Không cho dạy trẻ tập đi quá sớm
Nếu mẹ dạy con tập đi quá sớm, hệ cơ cũng như xương chân của con chưa phát triển mootjj cách hoàn thiện. Cộng thêm việc định hướng bàn chân của con lúc này chưa có chủ định sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển cua con, dẫn đến tâm lý sợ hãi khi đi cũng như có dáng đi xấu. Từ tháng thứ 11 đến tháng thứ 15 là giai đoạn có thể bắt đầu dạy trẻ tập đi. Tuy vậy, việc tập đi sớm hay muộn cũng tùy thuộc vào từng trẻ.
Thông thường với những trẻ hơi mập thì thường sẽ biết đi muộn hơn và trẻ nhẹ nhõm hơn thì có thể sẽ biết đi sớm hơn. Nhưng nhất định cha mẹ phải cho trẻ tự quyết định thời điểm bắt đầu đi của mình, tuyệt đối không được ép con đi quá sớm.
Trẻ phải tập đứng vững rồi mới đến đi. Khi trẻ tự đứng vững mà không vịn vào bất cứ đồ vật gì vẫn giữ thăng bằng được thì đó là lúc con sẽ tự bước đi một cách tự tin nhất. Tâm lý tự tin cũng giúp trẻ tập đi tốt hơn và đi vững nhanh hơn.
Không nên cho trẻ tập đi quá sớm
Luôn nâng đỡ trẻ khi cần thiết
Những bước đi ban đầu của con còn yếu và khó đứng vững được lâu. Cha mẹ và người thân cần bên cạnh và nâng đỡ con trong suốt quá trình dạy con tập đi. Điều này giúp con tránh được những thương tích cũng như cảm giác không an toàn trong quá trình tập đi của mình.
Tránh cho con tập đi ở những nơi không an toàn
Khi con tập đi cần chọn những nơi bằng phẳng, không có quá nhiều đồ vật cản trở cũng như không có nhiều tác nhân gây nguy hiểm cho trẻ. Khi bé mới tập đi cha mẹ cần đặc biệt tránh những nơi gồ ghề, sẽ làm bé bị mất thăng bằng, té ngã. Sau khi bé đi thành thạo hơn mới cho con tập đi tại những không gian như vậy.
Chọn giầy dép tập đi phù hợp
Các mẹ nên cho trẻ tập đi khi nào?
Trẻ bị chân vòng kiềng mẹ phải làm sao?
Sự phát triển của trẻ 11 tháng tuổi
Những lưu ý cha mẹ cần biết khi cho bé ra ngoài chơi
Những lưu ý khi lựa chọn xe tập đi cho bé
Khi dạy trẻ tập đi, cha mẹ cũng đừng quên chuẩn giày tập đi cho con, không nên để con đi chân không. Giày tập đi nên chọn loại mềm mại, thoáng khí, mũi tròn và vừa vặn với đôi chân con. Giày tập đi sẽ bảo vệ đôi chân con trong quá trình tập đi, cũng như nâng đỡ chân con, không tạo cảm giác đau khi đi lại.
Khi trẻ đi cha mẹ nên chú ý quan sát và động viên con để con có tâm lý tốt cũng như an tâm khi có cha mẹ ở bên cạnh. Phải luôn đảm bảo an toàn cho con trong quá trình tập đi, tránh để xảy ra những tai nạn khiến bé sợ hãi việc tập đi. Thời gian đi mỗi lần tập cha mẹ hãy để bé tự quyết định theo khả năng của mình, không nên ép con đi quá nhiều, đi trong một thời gian dài. Mỗi ngày tập cho trẻ đi nhiều lần, mỗi lần tập đi tùy thích theo ý trẻ. Có như vậy con bạn sẽ chủ động trong việc tập đi và đi nhanh chóng một cách vững vàng.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!