Mẹo điều trị bệnh chốc lở ở người lớn và trẻ nhỏ

Kiến Thức Y Học - 04/30/2024

Bệnh chốc lở là bệnh ngoài ra có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào. Chính vì vậy bạn nên cảnh giác với bệnh cũng như việc tìm hiểu trước những mẹo điều trị bệnh chốc lở ở người lớn và trẻ nhỏ để khi vô tình mắc phải có cách xử lí bệnh hiệu quả nhất nhé!

Bệnh chốc lở là bệnh ngoài ra có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào. Chính vì vậy bạn nên cảnh giác với bệnh cũng như việc tìm hiểu trước những mẹođiều trị bệnh chốc lởở người lớn và trẻ nhỏ để khi vô tình mắc phải có cách xử lí bệnh hiệu quả nhất nhé!

Mẹo điều trị bệnh chốc lở ở người lớn và trẻ nhỏ

Bệnh chốc lở là gì? Nguyên nhân gây bệnh chốc lở

Bệnh chốc lở là tình trạng nhiễm trùng nông ở da do vi khuẩn gây ra. Hai loại vi khuẩn gây chốc lở do tụ cầu khuẩn là phổ biến nhất và strep. Cả hai loại vi khuẩn có thể sống vô hại trên da cho đến khi nhập thông qua vết cắt hoặc vết thương và gây nhiễm trùng.

Ở người lớn, chốc lở thường là kết quả của tổn thương da – thường là do điều kiện khác về da như viêm da. Trẻ em thường bị lây thông qua cạo, cắt hoặc côn trùng cắn.

Tiếp xúc với các vi khuẩn gây chốc lở khi tiếp xúc với các vết loét của một ai đó bị nhiễm bệnh hoặc với mục, chẳng hạn như quần áo, khăn trải giường và thậm chí cả đồ chơi. Khi đã bị nhiễm bệnh, có thể dễ dàng lây nhiễm sang người khác.

Vi khuẩn tụ cầu khuẩn sản xuất ra một loại độc tố là nguyên nhân gây chốc lở lan rộng cho da gần đó. Các chất độc tấn công một loại protein giúp các tế bào da liên kết với nhau. Khi protein này bị hư hỏng, vi khuẩn có thể lây lan nhanh chóng.

Mẹo điều trị bệnh chốc lở ở người lớn và trẻ nhỏ

Triệu chứng của bệnh chốc lở

Bệnh chốc lở được phân loại theo hình thái tổn thương gồm hai loại là có chốc có bọng nước và không có bọng nước.

Chốc có bọng nước

Chốc có bọng nước do tụ cầu gây ra. Khởi đầu là những dát đỏ kích thước thông thường là 1cm, nhanh chóng tạo thành những bọng nước. Sau đó bọng nước nhăn nheo, xung quanh có quầng đỏ, sau vài giờ bọng có mủ đục. Các bọng nước sẽ dập vở, đóng vảy và tiết màu vàng nâu sau vài ngày.

Biểu hiện: ngứa, gãi, viêm hạch lân cận. Có thể xuất hiện biểu hiện sốt khi chốc lan tỏa hoặc có biến chứng.

Vị trí thường gặp chốc có bọng nước gồm mặt, vùng da hở, lòng bàn tay, bàn chân. Tại vùng da đầu vảy tiết có thể làm tóc bị bết lại.

Mẹo điều trị bệnh chốc lở ở người lớn và trẻ nhỏ

Chốc lở không có bọng nước

Thường do liên cầu tan huyết nhóm A gây ra.

Biểu hiện: Mụn nước, mụn mủ nhưng dập trợt rất nhanh trên nền da đỏ, tiết dịch ẩm ướt. Bờ tổn thương có ít vảy da như bệnh nấm da, vảy tiết bên trong có màu vàng mật ong, với quầng đỏ nhỏ bao quanh. Một số trường hợp hiếm có thể thấy các tổn thương vệ tinh ở xung quanh.

Vị trí thường gặp: Mặt, xung quanh hốc mũi, miệng, tay, chân.

Mẹo điều trị bệnh chốc lở ở người lớn và trẻ nhỏ

Biến chứng của bệnh chốc lở

Bệnh chốc lở thường không gây nguy hiểm nhưng thường để lại biến chứng hiếm gặp và nghiêm trọng như:

  • Chàm hóa: Chốc lở tái phát nhiều lần, xuất hiện nhiều mụn nước mới, ngứa.

  • Bệnh chốc loét: Thường gặp ở trẻ em, người già, người suy giảm miễn dịch, thương tổn sâu. Khi khỏi sẽ để lại sẹo gây mất thẩm mỹ.

  • Nhiễm trùng máu: thường gặp ở những người có sức đề kháng kém, chủ yếu do tụ cầu huyết.

Ngoài ra còn có thể bị biến chứng như viêm cầu thận cấp, viêm quầng, viêm mô bào sau, viêm phổi, viêm hạch, viêm xương...

Cách điều trị bệnh chốc lở ở trẻ em

Bước 1: Tắm rửa cho trẻ sạch sẽ, dùng nước thuốc tím pha loãng 1/10.000 hoặc dùng nước lá chè/trà xanh đun sôi để tắm cho trẻ.

Bước 2: Dùng một số thuốc sát trùng như betadine hoặc dung dịch thuốc màu methylen (xanh) tẩm vào bông tăm rồi bôi lên vùng da bị tổn thương.

Dùng một vài ngày không có cải thiện nên đưa đến bác sĩ để được khám và điều trị bệnh kịp thời.

Mẹo điều trị bệnh chốc lở ở người lớn và trẻ nhỏ

Một số thuốc điều trị bệnh chốc lở cho trẻ em được bác sĩ chỉ định

  • Trường hợp nhẹ có thể làm sạch tổn thương bằng dung dịch NaCl 0,9 %, thuốc tím 1/10.000.

  • Dùng mỡ hoặc kem bôi kháng sinh như axit fusidic ngày 2 lần.

  • Khi thương tổn lan rộng, dai dẳng có nguy cơ biến chứng viêm cầu thận cấp sẽ phải dùng kháng sinh toàn thân như kháng sinh nhóm β-lactam, cephalosporin, macrolid, penicillin bán tổng hợp...

  • Dùng kháng sinh Histamin như Phenergan, Loratadin...nếu có ngứa.

  • Nếu chốc kháng thuốc bắt buộc phải điều trị theo kháng sinh đồ.

Trong suốt quá trình điều trị phải chú ý theo dõi nếu có biến chứng cần phải được điều trị ngay lập tức.

Lưu ý điều trị bệnh chốc lở ở trẻ em

  • Nên để cơ thể trẻ được thoáng mát, thường xuyên giữ da sạch sẽ bằng cách tắm rửa bằng nước sạch.

  • Tránh làm xây xát vết thương.

  • Nên mặc quần áo vải bông thoáng mỏng, thấm mồ hôi nhưng tránh để hở da nhiều làm phát sinh bệnh và lây lan bệnh.

  • Cha mẹ nên dạy trẻ tránh nơi bụi bặm, tránh chơi các vật cứng nhọn, ham chế chơi gần vật nuôi, côn trùng.

  • Uống đủ nước, bổ dung nhiều trái cây và rau xanh.

Cách điều trị bệnh chốc lở ở người lớn

Thuốc bôi sát khuẩn tại chỗ

Dùng dung dịch thuốc màu castellani diệt khuẩn và làm khô tổn thương tại chỗ, bôi ngày 1-2 lần. Thuốc có tác dụng diệt khuẩn tốt, làm khô tổn thương nhanh, tuy nhiên, thường để lại màu đỏ trên da. Khi tổn thương khô có thể dụng thuốc mỡ kháng sinh bôi ngày 1-2 lần/ ngày với lượng vừa đủ phủ kín lên vết thương. Nên dùng mỡ có chứa mupirocin với bệnh chốc do tụ cầu kháng methicillin.

Hoặc dùng thuốc tím pha loãng 1/10.000 để ngâm vùng tổn thương và tắm nhằm tác dụng làm khô các tổn thương trợt da, chảy dịch. Ngâm rửa tại chỗ ngày 1-2 lần. Sau đó, có thể dùng các loại lotion, gel làm sạch và giữ ẩm cho da như cetaphil, lactacid, eucerin..cũng giúp da sạch và mềm mịn.

Mẹo điều trị bệnh chốc lở ở người lớn và trẻ nhỏ

Thuốc mỡ hoặc thuốc bôi có chứa cả kháng sinh và corticoid nhẹ như fucidin H, fucicort, neocortef được dùng trong giai đoạn viêm nhiều. Tuy nhiên, nên thận trọng khi dùng các loại thuốc này vì chúng chứa nhiều tác dụng phụ như teo da, giãn mạch...Không dùng cho diện rộng, vị trí da mỏng, nhiều nấp gấp và chỉ dùng trong thời gian ngắn.

Lưu ý điều trị bệnh chốc lở ở người lớn

  • Không dùng tay đập vỡ mụn nước, mụn mủ.

  • Giữ da khô, thoáng, rửa tay hằng ngày sạch sẽ bằng xà phòng.

  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều đường.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!