Nhiều phụ nữ mang thai lần đầu ngoài những khó chịu như: buồn nôn, đau lưng, đau vú… trên thực tế, còn có nhiều triệu chứng khó chịu khác của thai kỳ. Vậy những trở ngại khi mang thai thường gặp là gì? Cách vượt qua như thế nào? Câu trả lời có trong bài viết dưới đây.
Nhức đầu ở phụ nữ bình thường, chủ yếu do các hoóc-môn gây ra, nên nhiều phụ nữ không có thai thường nghĩ rằng họ nhức đầu có liên quan với chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên sự thay đổi hoóc-môn ở phụ nữ mãn kinh và mang thai cũng là những nguyên nhân tiềm tàng gây nhức đầu. Nhiều phụ nữ mang thai nhận thấy rằng họ thường bị nhức đầu nhiều hơn trước. Chứng nhức đầu thường xuất hiện trong vài tuần đầu tiên của thai kỳ, nhưng giảm dần hoặc hết hoàn toàn ở sáu tháng cuối của thai kỳ, từ khoảng tuần thai thứ 17 trở đi. Bạn cần nhớ rằng: nhức đầu không hề gây hại cho thai nhi mà chỉ khiến bạn khó chịu.
Nếu đã uống paracetamol nhưng không đỡ, bạn cần cảnh giác với nguy cơ bị tiền sản giật (Ảnh: Internet)
Việc thay đổi lối sống của thai phụ có thể giúp ngăn ngừa, làm giảm chứng đau đầu. Bạn hãy nghỉ ngơi và thư giãn thường xuyên hơn hoặc tham gia một lớp học yoga khi mang thai.
Khi thật cần thiết để cải thiện chứng nhức đầu, bạn có thể dùng paracetamol ở liều khuyến cáo, được coi là an toàn cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, có một số thuốc giảm đau mà bạn nên tránh trong thai kỳ, như những loại thuốc có chứa codeine. Một điều quan trọng nữa là bạn chỉ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa sản phụ.
Trường hợp đến nửa sau của thai kỳ, nếu bạn bị nhức đầu ở phía trước, dù đã uống paracetamol nhưng vẫn không đỡ, khi đó bạn cần cảnh giác với nguy cơ bị tiền sản giật. Gặp trường hợp này, bạn phải khẩn trương trao đổi với bác sĩ sản khoa uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!