Thuộc lòng 5 bí kíp cho thai kỳ khỏe mạnh

Mang thai - 11/24/2024

Để có thể vượt qua các triệu chứng khó chịu nhất trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, hãy tìm hiểu bí quyết đơn giản nhưng hiệu quả dưới đây.

Bí quyết 1: Châm cứu có thể giúp giảm buồn nôn

Mặc dù các nghiên cứu y khoa về châm cứu và ốm nghén vẫn còn hạn chế, nhưng nhiều phụ nữ đã trải qua buồn nôn và ói mửa nặng nề đã tìm đến phương pháp đông y này. Châm cứu thực sự là một phép chữa bệnh kỳ diệu đối với một số người. Có những bà bầu dù dùng thuốc chống buồn nôn, nhưng vẫn bị nôn ít nhất ba lần một ngày. Sau khi điều trị châm cứu, họ không còn bị nôn trong một tuần liền. Châm cứu có thể là lựa chọn 'cứu cánh' cho nhiều mẹ bầu.

Bí quyết 2: Vitamin nhai được có thể giúp bạn dễ nuốt hơn

Nhiều phụ nữ bị ốm nghén nhận thấy việc nuốt được viên thuốc rất khó khăn, nhưng họ bắt buộc phải dùng các vitamin trước khi sinh để đảm bảo em bé trong bụng phát triển. Rất may, có rất nhiều viên vitamin nhai (có cả vitamin dạng lỏng nữa). Bạn nên chọn kiểu thuốc bổ không chứa sắt cho đến khi ốm nghén trôi qua, vì sắt có thể khiến bạn buồn nôn hơn.

Thuộc lòng 5 bí kíp cho thai kỳ khỏe mạnh

Tập thể dục sẽ giúp mẹ bầu ngủ tốt hơn (Ảnh: Internet)

Bí quyết 3: Tập thể dục là loại thuốc tốt nhất cho mẹ bầu

Các bác sĩ cho biết tập thể dục hàng ngày sẽ giúp bạn ngủ tốt hơn để không quá kiệt sức trong 3 tháng đầu mang thai. Không chỉ có vậy, hoạt động thường xuyên cũng giúp cải thiện tâm trạng và giúp bạn chuẩn bị sức khỏe cho sinh nở. Vì thế, hãy cố gắng tập thể dục, ngay sau khi bạn thức dậy, dù  thời tiết có thế nào. Không khí trong lành làm giảm ốm nghén và giúp cải thiện lưu thông máu. Bạn cố gắng đi lại và di chuyển xung quanh, vì bạn càng ngồi ở một nơi, bạn càng thấy buồn nôn hơn. Nếu có được thời gian để luyện tập, chỉ cần bắt đầu khoảng 5 phút mỗi ngày, cho đến khi bạn có thể tập thể dục trong vòng 30 phút một lúc. Nhớ phải nhận được sự đồng ý của bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ chế độ tập thể dục nào nhé.

Bí quyết 4: Răng sạch là quan trọng hơn bao giờ hết

Hoóc-môn thai kỳ có thể làm cho nướu răng của bạn tạm thời bị sưng và nhạy cảm. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn được phép trì hoãn việc khám răng hai lần một năm định kỳ vì viêm nướu răng thường liên quan đến sinh non. Một trong những điều tốt nhất mà mẹ bầu có thể làm một cách dễ dàng trong thời kỳ đầu mang thai là đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên. Một mẹo bảo vệ răng đó là: Đừng đánh răng ngay lập tức nếu bạn bị nôn do ốm nghén - các axit có thể gây hại cho men răng của bạn. Thay vào đó, hãy rửa sạch với nước ấm và làm sạch lưỡi, sau đó quay trở lại đánh răng sau khoảng 10 phút.

Bí quyết 5: Bạn vẫn phải ưu tiên bản thân

'Mẹ khỏe mạnh em bé sẽ khỏe mạnh' – Tiến sĩ  Juli Fraga., một nhà tâm lý học tại San Francisco, người chuyên về sức khỏe tinh thần của các bà mẹ cho biết -  'Trong thời gian đầu của thai kỳ và toàn bộ quá trình mang thai, việc chăm sóc cho em bé trước khi sinh là quan trọng, nhưng việc ưu tiên chăm sóc bản thân mình cũng quan trọng không kém.

Mang thai vừa mang cho bạn sự thú vị, vừa khiến cho bạn thấy căng thẳng. Đó là thay đổi mà không sách vở hay kinh nghiệm nào có thể giúp bạn thực sự chuẩn bị cho đến khi bạn sẵn sàng cho việc làm cha mẹ.' Nói chuyện với bác sĩ của bạn về các lớp học giúp chuẩn bị tâm lý mang thai và làm cha mẹ. Điều quan trọng là phải thực sự nhận ra bạn đang cảm thấy thế nào và để cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn đang thấy lo lắng, buồn bã hoặc chán nản.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!