6 tháng đầu tiên sau khi sinh, khi cho con bú mẹ hoàn toàn, không ít mẹ bị viêm tuyến vú (viêm vú) dẫ đến sốt cao, sốt rét và cúm. Nguyên nhân là do vi khuẩn xâm nhập vào vú thông qua vết nứt ở da của núm vú hoặc thông qua việc mở các ống sữa ở núm vú, vi khuẩn từ bề mặt da và miệng của em bé vào các ống dẫn sữa, có thể bội nhiễm gây đỏ, đau, sưng vú. Khi gặp tình trạng này, hầu hết các mẹ đều thắc mắc rằng có nên tiếp tục cho bé bú trong khi mẹ bị sốt không? Hay mẹ bị ốm mà cho bé bú thì có lây sang bé hay không? Những thông tin dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho mẹ.
1. Mẹ bị sốt vẫn có thể cho con bú
Trong trường hợp này, bé không gặp nguy hiểm gì khi bú mẹ. Ngược lại, việc cho bé bú thường xuyên còn giúp hết tắc sữa và ngăn ngừa nguy cơ bị mắc lại. Thông thường, bác sĩ sẽ kê toa thuống kháng sinh cho mẹ khi mẹ bị sốt nhưng chỉ có một lượng nhỏ chuyển hóa vào sữa mẹ và nó không gây ra bất kỳ ảnh hưởng đáng kể nào tới sức khỏe của bé.
2. Các cách phòng tránh viêm tuyến vú
Viêm tuyến vú không chỉ gây sốt mà còn kéo theo sự khó chịu khác liên quan đến sức khỏe. Những cách dưới đây giúp mẹ phòng tránh tình trạng này:
- Mẹ nên rửa sạch tay trước khi cho con bú.
- Tư thế cho con bú đúng và em bé ngậm đúng khớp ngậm.
- Không để các cữ bú cách nhau quá lâu (thường là 2-3 tiếng). Bé bú thường xuyên giúp sữa về nhiều và không bị tắc sữa.
- Mẹ cần mặc đồ rộng rãi, thoải mái.
- Hạn chế sử dụng kem hoặc thuốc mỡ bôi núm vú.
- Rửa sạch và lau khô bầu ngực bằng nước ấm trước khi cho con bú
3. Khi nào cần sử dụng biện pháp y tế
Với những mẹ đang cho con bú, trước khi sử dụng bất kỳ biện pháp y tế nào đều cần bác sĩ tư vấn, chỉ định. Để giảm bớt đau đớn, khó chịu, mẹ có thể massage bầu ngực dưới vòi nước hoa sen ấm, chườm nóng kết hợp cho con bú hoặc hút sữa bị ứ đọng ra ngoài. Mẹ cũng có thể dùng thuốc giảm đau nhẹ như acetaminophen (tylenol) hay ibuprofen (advin, motrin...).
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!