Món ăn may mắn dịp Tết theo quan niệm các nước châu Á

Sống khỏe mạnh - 05/17/2024

Tết Nguyên đán ở các quốc gia châu Á đều được xem là ngày lễ lớn trong năm với những món ăn truyền thống, mang lại may mắn, sung túc cho cả năm.

Tết Nguyên đán đánh dấu sự khởi đầu một năm mới, mang đến những hy vọng về sự sung túc và dồi dào may mắn. Bởi vậy, ngày tết Nguyên đán là ngày lễ lớn nhất trong năm không chỉ của riêng Việt Nam mà còn của nhiều quốc gia châu Á khác.

Mỗi quốc gia lại có một nền ẩm thực đặc trưng với những món ăn truyền thống riêng có và độc đáo. Cùng tìm hiểu các món ăn ngon mang lại may mắn trong dịp tết Nguyên đán ở các nước châu Á nhé.

1. Việt Nam

Món ăn may mắn dịp Tết theo quan niệm các nước châu Á

Từ bao đời nay, trên bàn thờ gia tiên và trong bất cứ mâm cơm nào của người Việt Nam mỗi dịp Tết đến xuân về đều không thể thiếu hình ảnh chiếc bánh chưng xanh vuông vắn, thể hiện sự quy tụ của trời – đất và lòng biết ơn của con người với tổ tiên, nguồn cội.

Như một thói quen đã tồn tại nhiều năm, cứ trước Tết Nguyên đán, nhiều gia đình người Việt mua nguyên liệu, tự gói và nấu bánh chưng tại nhà. Trong quá trình làm bánh, cả gia đình sẽ quây quần cùng nhau chia sẻ những kỷ niệm buồn vui trong năm cũ và mong ước những điều tốt đẹp cho năm mới.

2. Lào

Món ăn may mắn dịp Tết theo quan niệm các nước châu Á

Người dân đất nước Triệu Voi thường đón Tết muộn, vào 14-16/4 dương lịch hàng năm. Tết của người Lào được gọi với tên riêng là Songkran hoặc Pii Mai. Bữa cơm đầu tiên trong năm mới của người dân Lào không thể thiếu món Lạp.

Theo tiếng Lào, Lạp có ý nghĩa là phúc lộc dồi dào và nhiều may mắn. Món ăn này làm từ thịt bò hoặc thịt gà băm nhỏ, trộn cùng nhiều loại rau thơm, nước cốt chanh và thính nếp rang vàng, ăn cùng cơm nếp hoặc xôi.

Người Lào cũng nấu món lạp để đem đi biếu, tặng nhau thay lời chúc đầu năm mới và mong ước tài lộc đến với người thân. Món ăn này được nấu rất cẩn thận vì theo người Lào, nếu Lạp không ngon tức là cả năm đó họ sẽ gặp điều không may.

3. Trung Quốc

Món ăn may mắn dịp Tết theo quan niệm các nước châu Á

Cũng như Việt Nam, với người Trung Quốc, Tết âm lịch là ngày lễ quan trọng nhất trong năm, kéo dài hơn 10 ngày với nhiều hoạt động lễ hội lớn.

Trong ngày lễ cổ truyền của dân tộc, bữa tối đầu tiên của năm mới với người Trung Quốc là bữa ăn quan trọng nhất trong cả năm, mọi thành viên gia đình đều quây quần đoàn tụ trong bữa ăn này với những món truyền thống mang ý nghĩa may mắn như salad cá (Yu sheng), sủi cảo (Jiaozi), bánh tổ (Niao Gao)…

Món cá trong tiếng Trung có phát âm gần giống với từ ‘dư’ trong ‘dư thừa’ nên được xem là món ăn may mắn trong ngày đầu năm mới.

Bánh sủi cảo có hình dạng giống quan tiền cũng được xem như lá bùa mang đến sự may mắn và thịnh vượng. Món ăn này được kết hợp từ 2 loại gạo là gạo trắng và gạo nếp. Theo quan niệm duy tâm của người Trung Quốc, hai loại gạo này sẽ mang đến nhiều may mắn trong cuộc sống. Đặc biệt, những người làm kinh doanh cũng cho rằng loại bánh được kết hợp từ 2 loại gạo này sẽ giúp sự nghiệp của họ phát triển tốt.

4. Hàn Quốc

Món ăn may mắn dịp Tết theo quan niệm các nước châu Á

Người Hàn Quốc cũng quan niệm Tết Âm lịch là ngày lễ quan trọng nhất của năm và trong dịp lễ này, người dân xứ sở kim chi cũng có các món ăn truyền thống. Trong ngày đầu tiên của năm mới Âm lịch, bất kỳ người Hàn Quốc nào cũng đều thưởng thức món canh bánh gạo Tteokguk với ước nguyện sức khỏe trường thọ.

Món ăn này được chế biến với thành phần bột gạo, nước xương bò hầm, thịt bò. Miếng Tteok dài và máu trắng, vị thanh tượng trưng cho sự thanh khiết và trọn vẹn của vạn vật trên thế gian trong ngày đầu năm mới.

Ngoài ra, trong bữa cơm ngày đầu năm của người Hàn Quốc cũng không thể thiếu rượu Balki sool với mong muốn năm mới sẽ gặp nhiều may mắn.

5. Campuchia

Món ăn may mắn dịp Tết theo quan niệm các nước châu Á

Giống như Lào, người dân Campuchia ăn Tết vào khoảng giữa tháng Tư dương lịch hàng năm. Trong ngày đầu tiên của năm mới, mỗi gia đình ở đây đều mang thức ăn lên chùa để làm lễ cúng dâng lên tổ tiên. Sau nghi lễ này, cả nhà sẽ quây quần bên nhau cùng thưởng thức món ăn ngon. Những món ăn luôn có trong bữa cơm ngày đầu năm của mỗi gia đình Campuchia là món cà ri thơm lừng, bánh tét, bánh ít…

6. Nhật Bản

Món ăn may mắn dịp Tết theo quan niệm các nước châu Á

Không giống như các quốc gia láng giếng ở châu Á, Nhật Bản đón năm mới theo dương lịch. Món ăn chào năm mới của người dân đất nước mặt trời mọc phải kể đến là bánh kagamimochi với ý nghĩa cầu chúc 1 năm mới tràn trề sức khỏe và nhiều may mắn. Đây cũng là món ăn người dân Nhật thể hiện sự tôn kính đối với các vị thần linh.

Bàn tiệc ngày xuân năm mới của người Nhật cũng không thể thiếu các món làm từ đậu đen, cá và hải sản. Họ quan niệm rằng ăn cá đầu năm sẽ giúp đầu óc sáng suốt, thông minh và năng động hơn. Ngoài ra, người Nhật còn ăn mì soba – món ăn có sợi dai, dài tượng trưng cho sự may mắn, trường thọ; đồ ngọt hay các món ăn làm từ gạo.

7. Ấn Độ

Món ăn may mắn dịp Tết theo quan niệm các nước châu Á

Ẩm thực đón năm mới của người Ấn Độ khác biệt và độc đáo. Họ dùng các loại trái cây đắng bởi tin rằng vị đắng sẽ đem đến may mắn trong cả năm mới.

Gia vị trong các món ăn ngày Tết cũng được nêm gấp đôi bình thường. Người Ấn quan niệm rằng các món ăn này sẽ xua đuổi được ma quỷ quấy nhiễu họ trong làm ăn buôn bán. Một món cũng không thể thiếu trong ngày Tết của người Ấn là trà pha sữa trâu bò với ý nghĩa mang tới sự ngọt ngào, suôn sẻ cả năm.

8. Singapore

Món ăn may mắn dịp Tết theo quan niệm các nước châu Á

Yusheng là món ăn truyền thống không thể thiếu trong dịp Tết của mỗi gia đình Singapore, biểu tượng cho tài và lộc. Món gỏi cá vô cùng hấp dẫn này được làm từ các nguyên liệu: bưởi, xà lách, lạc rang, vừng, củ cải, cà rốt nạo và bột chiên nước sốt từ quả mận, cá sống thái lát và đồ chua.

9. Mông Cổ

Món ăn may mắn dịp Tết theo quan niệm các nước châu Á

Tết của người Mông Cổ kéo dài từ mùng 1 Âm lịch đến hết mùng 3 Âm lịch với món ăn truyền thống làm từ sữa, thịt bò, thịt cừu, sữa dê, bánh buuz ăn kèm với sữa đông hoặc ăn cơm cùng với thịt cừu nướng, thịt ngựa, bánh buuz hoặc rượu vodka trộn sữa. Ở xứ sở nuôi rất nhiều cừu này, hầu hết món ăn ngày Tết của họ đều làm từ thịt cừu.

10. Triều Tiên

Món ăn may mắn dịp Tết theo quan niệm các nước châu Á

Trong ngày Tết được gọi là So-nal ở Triều Tiên, luôn có món truyền thống bánh gạo nhỏ songpeon và món cơm thuốc. Cơm thuốc được chế biến từ gạo nếp hấp qua, rồi trộn với hạt dẻ, táo, mật ong, nhân hạt tùng, tương... sau đó hấp chín. Món này dùng để cúng tổ tiên và đãi khách, người dân Triều Tiên tin rằng ăn cơm này đầu năm mới sẽ có cuộc sống sung túc cả năm.

(Ảnh minh họa: Internet)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!